Thứ Ba, 22/10/2024 14:28

Gọi chứng khoán là “sòng bạc”, nhưng vì sao người Trung Quốc vẫn đổ xô vào?

Gọi chứng khoán là “sòng bạc”, nhưng vì sao người Trung Quốc vẫn đổ xô vào?

Họ gọi thị trường chứng khoán Trung Quốc là một "sòng bạc", nhưng họ vẫn đổ xô vào. Họ đang đặt cược vào Chính phủ thực sự muốn thoát khỏi bế tắc kinh tế hiện tại. Họ đang đầu cơ, tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn với tâm lý bất an cao độ.

Hàng loạt chính sách kích thích nền kinh tế trong nước của Bắc Kinh trong những tuần gần đây đã thúc đẩy tầng lớp trung lưu Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, dẫn đến đợt tăng giá lớn nhất kể từ năm 2008.

Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, các nhà đầu tư cho biết việc làm điều gì đó, thậm chí là đưa tiền tiết kiệm vào một thị trường đầy rủi ro, cho họ cảm giác kiểm soát khi nền kinh tế dường như đang đi chệch hướng. Họ lo ngại rằng Chính phủ đang nỗ lực để kích thích thị trường hơn là giúp đỡ nền kinh tế, nhưng hiện tại các nhà đầu tư vẫn bám víu vào một cảm giác quen thuộc, bong bóng trong thời kỳ giảm phát.

Ông Wang, một cư dân Bắc Kinh, người đã đầu tư hơn 150,000 USD vào cổ phiếu nói: "Nếu chủ động tham gia thị trường, ít nhất tôi còn có quyền kiểm soát số phận của mình".

Ông Wang là một trong 10 nhà đầu tư Trung Quốc được phỏng vấn tuần trước, một số qua video và những người khác qua email và tin nhắn văn bản. Tất cả họ đều là chuyên gia hoặc chủ doanh nghiệp. Họ có tiền để đầu tư nhưng không phải là siêu giàu.

Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải năm 1992

Trung Quốc đã khôi phục giao dịch chứng khoán vào đầu những năm 1990 - một phần trong thí nghiệm cải cách kinh tế của đất nước. Các nhà đầu tư tiềm năng xếp hàng trong nhiều giờ và đôi khi nhiều ngày để tham gia vào cuộc chơi.

Hiện có hơn 200 triệu tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, và hầu như tất cả đều dành cho các nhà đầu tư cá nhân. Nhưng chưa đến 1/4 số tài khoản đó đang thực sự giao dịch thường xuyên. Các sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc không phải là nơi tạo ra của cải cho công chúng, những người phần lớn né tránh thị trường vì tính biến động cao của nó.

Vì thị trường chứng khoán bị kiểm soát chặt chẽ, hầu hết các công ty cạnh tranh nhất của Trung Quốc không thể hoặc không muốn niêm yết tại quê nhà. Có rất ít mối tương quan giữa hiệu suất của thị trường và nền kinh tế. Chỉ số SSE Composite của các công ty giao dịch tại Thượng Hải đạt đỉnh vào năm 2007, rất lâu trước khi độ mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc đạt đỉnh. Và nó thiếu các công ty khởi nghiệp rất thành công như Alibaba (niêm yết tại New York vào năm 2014) và Tencent (IPO tại Hồng Kông vào năm 2004).

Thay vào đó, mọi người đầu tư vào bất động sản, chiếm khoảng 70% tài sản hộ gia đình Trung Quốc. Nhưng giờ đây, khi thị trường nhà ở đã sụp đổ, mọi người tìm tới sàn chứng khoán.

Các nhà đầu tư tham gia phỏng vấn biết những rủi ro trên thị trường, nhưng họ cảm thấy không còn lựa chọn nào khác khi đất đai bị kiểm soát và việc cho phép những công ty nào được niêm yết trên sàn chứng khoán.

"Nó thậm chí còn tệ hơn sòng bạc vì sòng bạc còn có luật lệ, trong khi 'sòng bạc' của chúng tôi thì không", ông Wang nói. "Hơn nữa, 'chủ sở hữu' của sòng bạc này có thể tham gia và chơi, và họ có thể nhìn thấy bài của chúng tôi”.

Ông cho biết đợt tăng giá gần đây có thể là một "cái bẫy", nhưng ông cảm thấy không còn lựa chọn nào khác. "Theo cách này, tôi có thể tìm một vị trí gần lối ra hơn, để khi đến lúc rút khỏi thị trường, tôi có thể chạy ra nhanh hơn những người khác", ông Wang nói.

Một kỹ sư phần mềm ở Thượng Hải tên An cho biết ông đã mất việc và quyền chọn cổ phiếu tại một công ty khởi nghiệp giáo dục trực tuyến sau khi Chính phủ tăng cường kiểm soát ngành này vào năm 2021. Sau đó, căn hộ ông mua cũng không được xây dựng. 

Khi đợt tăng giá cổ phiếu bắt đầu vào tháng 9, ông An kể, vợ ông nói: "Hãy đánh một canh bạc”. Họ để dành một ít tiền mặt để trả nợ thẻ tín dụng và quỹ khẩn cấp, và phần còn lại (gần 90% tiền mặt) hơn 300,000 USD được đổ vào thị trường.

Cặp vợ chồng lo ngại lạm phát sẽ tăng vọt trong vài năm tới nếu Bắc Kinh thực hiện một chương trình chi tiêu lớn. Họ lý giải rằng có thể mất tiền ở thị trường chứng khoán hoặc bằng cách không làm gì vì lạm phát làm giảm giá trị tiền tiết kiệm. Nhưng nếu gặp may thì sao?

Một nhà đầu tư khác tên Xie - người sáng lập một công ty quản lý tài sản nhỏ ở tỉnh Sơn Đông, thì cho rằng đợt tăng giá này là một cơ hội đầu tư hiếm có.

Khi ông Xie học tiểu học vào những năm 1990, cả bố và mẹ ông đều bị mất việc tại các công ty Nhà nước. Họ đã đầu tư tiền tiết kiệm vào thị trường chứng khoán mới của Trung Quốc và trải qua nhiều thăng trầm. Ông Xie bắt đầu giao dịch từ thời đại học và bắt đầu quản lý tiền cho người khác vào năm 2018.

Ông cảm nhận được chính sách của Chính phủ đang thay đổi vào đầu tháng 9 và bắt đầu xây dựng hành trình tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. Nhưng ông không thoải mái với chủ nghĩa cơ hội đang tràn ngập trên mạng xã hội, nơi một số người tuyên bố rằng chỉ số SSE, hiện đang giao dịch trên 3,000 điểm, sẽ đạt 10,000 điểm.

Ông cho rằng đợt tăng giá sẽ không kéo dài. "Thị trường tài chính không thể giải quyết được những vấn đề cơ bản và dài hạn mà Trung Quốc đang phải đối mặt".

Một nhà đầu tư khác là Cheng tin rằng Trung Quốc đang đối mặt với những vấn đề lớn hơn rất nhiều và đợt tăng giá của thị trường không thể giải quyết được.

Vào tháng 2, ông Cheng cho biết đã mất hơn 500,000 USD trên thị trường chứng khoán. Là chủ sở hữu một công ty tư vấn doanh nghiệp, ông nhận thấy môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn với khu vực tư nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông nói rằng việc đầu tư vào thị trường chứng khoán như thể đang chơi mạt chược. "Tôi đang tiếp cận điều này với tâm thế của một khán giả. Tôi đã trả tiền vé", ông nói, ám chỉ đến số tiền đã mất đầu năm nay. "Tôi có thể sẽ xem bộ phim bi kịch này đến cùng”.

Vũ Hạo (Theo NYTimes)

FILI

Các tin tức khác

>   Thập kỷ hoàng kim của chứng khoán Mỹ sắp kết thúc? (22/10/2024)

>   Dow Jones giảm hơn 300 điểm, đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp (22/10/2024)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc, vàng lập đỉnh mới 2,730 USD (21/10/2024)

>   Cú lội ngược dòng ngoạn mục của các quỹ đầu cơ châu Á (21/10/2024)

>   Goldman Sachs hạ dự báo lợi nhuận các công ty nhóm chỉ số STOXX 600 châu Âu (21/10/2024)

>   Chứng khoán Mỹ đang ở cuối giai đoạn tăng giá? (19/10/2024)

>   Chứng khoán Mỹ ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất trong năm 2024 (19/10/2024)

>   Dow Jones lập kỷ lục mới sau dữ liệu bán lẻ (18/10/2024)

>   Tỷ phú David Einhorn: Chứng khoán Mỹ đắt đỏ nhất trong 2 thập kỷ (18/10/2024)

>   Huyền thoại Stanley Druckenmiller tiếc vì bán cổ phiếu Nvidia quá sớm (17/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật