Thứ Ba, 10/09/2024 19:32

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị trường Việt Nam, qua đó tác động mạnh tới kế hoạch năng lượng tái tạo của đất nước hình chữ S.

Trước đó, hai ông lớn Equinor và Orsted cũng đã quyết định tạm dừng đầu tư ở Việt Nam. 

Chỉ cách đây hai năm, Enel công bố tham vọng đầu tư vào các nhà máy có khả năng tạo ra tới 6 gigawatt (GW) năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Họ nhấn mạnh tiềm năng to lớn của đất nước này trong lĩnh vực năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, mọi thứ có vẻ đã khác.

Hai nguồn tin thân cận cho biết quyết định rút lui của Enel được cho là một phần trong chiến lược tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh toàn cầu của tập đoàn. Dù chưa có thông báo chính thức, nhưng nguồn tin từ Reuters cho biết công ty dự định trình bày kế hoạch chiến lược thường niên vào tháng 11 tới.

Trong số 6 GW công suất mà Enel dự định lắp đặt tại Việt Nam, khoảng 1 GW đã "ở giai đoạn phát triển nâng cao" vào giữa năm 2022, với nhà máy điện đầu tiên (chưa xác định) dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, theo thông tin trên trang web của công ty. Enel không bình luận về tình trạng của các dự án tại Việt Nam.

Đây là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Enel Green Power, bộ phận năng lượng tái tạo của Enel, quản lý hơn 1,300 nhà máy và có khoảng 64 GW công suất năng lượng tái tạo đã lắp đặt trên toàn thế giới, theo thông tin trên trang web của công ty.

Tuy nhiên, kể từ khi CEO Flavio Cattaneo nắm quyền vào năm ngoái, công ty đã chuyển hướng tập trung sang cơ sở hạ tầng lưới điện và cam kết dành một phần đáng kể đầu tư vào thị trường nội địa, đồng thời giảm bớt sự hiện diện quốc tế.

Enel không phải là cái tên đầu tiên trong danh sách các "ông lớn" phương Tây rút lui khỏi thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam. Trước đó, Equinor của Na Uy đã hủy bỏ kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi, trong khi Orsted của Đan Mạch cũng tạm dừng các dự án quy mô lớn tại đây.

Việc nhiều ông lớn năng lượng tái tạo rút khỏi Việt Nam sẽ là một đòn giáng mạnh nữa vào chiến lược năng lượng của đất nước hình chữ S, vốn đang phụ thuộc vào việc tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và khí đốt để giảm sự phụ thuộc vào than đá.

Hiện tại, tổng công suất điện lắp đặt của Việt Nam là khoảng 80 GW, và Chính phủ có kế hoạch tăng gần gấp đôi con số này vào năm 2030. Riêng điện gió dự kiến sẽ chiếm gần 20% tổng công suất vào thời điểm đó, so với tỷ lệ rất thấp trong năm 2020.

Thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tích hợp công suất năng lượng tái tạo mới. Nhiều dự án điện mặt trời và điện gió trên bờ vẫn chưa được kết nối vào lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó, các rào cản pháp lý và đàm phán kéo dài về giá điện cũng là những yếu tố cản trở đáng kể.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   "Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD (10/09/2024)

>   Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời (10/09/2024)

>   Bình Định chấm dứt một dự án chăn nuôi gia cầm công nghệ cao gần 540 tỷ đồng (10/09/2024)

>   Để ngành vi mạch bán dẫn cất cánh (10/09/2024)

>   Thứ trưởng Bộ KH & ĐT: Việc sửa đổi Luật Đầu tư công đang diễn ra khẩn trương, toàn diện (10/09/2024)

>   Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3 (09/09/2024)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư tại Lào (09/09/2024)

>   Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (09/09/2024)

>   Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng (09/09/2024)

>   TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (09/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật