Thứ Sáu, 06/09/2024 10:06

Quỹ trái phiếu TCBF lãi 268 tỷ đồng nửa đầu năm 2024, NAV/CCQ tăng 7.7%

Nửa đầu năm 2024, Quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF) báo lãi sau thuế 268 tỷ đồng, giảm 85% so với con số ghi nhận nửa đầu năm ngoái.

Nguyên nhân chính là do nguồn thu từ hoạt động đầu tư không còn dồi dào như trước, khoảng 291 tỷ đồng, lùi 85%. Tiền lãi được nhận kỳ này 159 tỷ đồng, giảm 72%. Thu nhập từ lãi trái phiếu của quỹ hơn 146 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 565 tỷ đồng và 597 tỷ đồng nhận được cùng kỳ các năm 2023 và 2022. Lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chứng chỉ tiền gửi lần lượt gần 6 tỷ đồng và 6.2 tỷ đồng.

Đáng chú ý là phần chênh lệch tăng đánh giá lại các khoản đầu tư chưa thực hiện nửa đầu năm 2023 lên tới 1.4 ngàn tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm nay chỉ 164 tỷ đồng tạo sự khác biệt về lợi nhuận cuối cùng.

Diễn biến thu nhập và lãi từ các khoản đầu tư của quỹ TCBF (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Diễn biến lợi nhuận và chênh lệch đánh giá lại các khoản đầu tư của quỹ TCBF (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp

Đến cuối tháng 6/2024, vốn góp của nhà đầu tư vào TCBF khoảng 3 ngàn tỷ đồng (theo mệnh giá), tương đương 300 triệu chứng chỉ quỹ (CCQ) và gấp đôi đầu năm; đưa vốn chủ sở hữu lên hơn 5.7 ngàn tỷ đồng, gấp 2.3 lần. Giá trị tài sản ròng trên mỗi CCQ (NAV/CCQ) đạt 19,151 đồng, tăng 7.7%.

Tổng tài sản quỹ theo đó lên 5.8 ngàn tỷ đồng, gấp 2.3 lần. Trong đó, 81% là các khoản đầu tư thuần, tăng thêm khoảng 2.7 ngàn tỷ đồng so đầu năm. Trong đó, tiền đầu tư vào trái phiếu ghi nhận 2.9 ngàn tỷ đồng, tăng thêm 1 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 48% tổng tài sản quỹ.

TCBF đang nắm nhiều nhất trái phiếu mã MML121021 của Masan MeatLife (UPCoM: MML), có giá trị thị trường tại thời điểm 30/06/2024 khoảng 728 tỷ đồng (khoảng 92,000 đồng/tp), chiếm 12.5% tổng tài sản quỹ. Đứng sau là trái phiếu NVL122001 của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) trị giá 660 tỷ đồng (khoảng 72,500 đồng/tp), chiếm 11.3%. Những mã khác như VIC124005, VHM121025, VRE12007 có thị giá lần lượt 481 tỷ đồng, 325 tỷ đồng và 201 tỷ đồng.

Cơ cấu danh mục trái phiếu do quỹ TCBF nắm giữ tại ngày 30/06/2024
Nguồn: Người viết tổng hợp

Tài sản TCBF còn xuất hiện thêm gần 1.8 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, trong khi đầu năm không có. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng đạt 500 tỷ đồng, gấp 3 lần.

Danh mục chứng khoán cuối kỳ thu hẹp đáng kể sau một năm, chiếm 50.5% tài sản quỹ và giảm so với tỷ lệ 87.8% của một năm trước. Đổi lại, tỷ trọng tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và tài sản khác tăng mạnh, chiếm lần lượt 14.7% và 34.8%.

Tổng tăng trưởng của 1 đơn vị CCQ tăng 7.8% so với đầu năm và 14.6% so với thời điểm 30/06/2023; thấp hơn so với con số 24.3% nửa đầu năm ngoái cũng như mức 32.2% của cả năm 2023. Tốc độ vòng quay danh mục nửa đầu năm 2024 đạt 140%, cao nhất kể từ năm 2018. Tỷ lệ chi phí hoạt động đạt 1.4%, cao hơn mức 1.3% cùng kỳ.

Quỹ TCBF ra đời từ năm 2015 với khoảng 60 tỷ đồng vốn điều lệ huy động được trong đợt phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, được quản lý bởi CTCP Quản lý Quỹ Kỹ thương (Techcom Capital). Mục tiêu đầu tư của quỹ là mang lại lợi nhuận dài hạn thông qua tăng trưởng vốn gốc và thu nhập bằng cách đầu tư chủ yếu vào các loại tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, giấy tờ có giá và các công cụ thu nhập cố định khác như tiền gửi có kỳ hạn.

Cuối tháng 06/2024, quỹ có hơn 26.3 ngàn nhà đầu tư, kể cả giao dịch ký danh. 10 nhà đầu tư lớn nhất nắm giữ 5.8% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành, giảm so với 7% của tháng 5. Danh sách cho thấy, nước ngoài sở hữu 1.2%.

Diễn biến giá trị tài sản ròng và tốc độ tăng trưởng của TCBF từ năm 2021 đến nay (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Diễn biến danh mục tài sản của TCBF từ năm 2021 đến nay
Nguồn: Người viết tổng hợp
Thay đổi cơ cấu tài sản của TCBF theo tính thanh khoản
Nguồn: Người viết tổng hợp
Tỷ lệ tăng trưởng qua các thời kỳ của quỹ TCBF
Nguồn: Người viết tổng hợp
Diễn biến giá NAV/CCQ của quỹ TCBF từ năm 2015 đến nay. Nguồn: Techcom Capital

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Chỉnh sửa quy tắc xây dựng rổ cổ phiếu VN Diamond (05/09/2024)

>   Quỹ ETF nửa tỷ đô xả mạnh HNG tuần thứ 2 liên tiếp  (04/09/2024)

>   Quỹ đầu tư đẩy mạnh lực bán trước kỳ nghỉ lễ (01/09/2024)

>   Bộ Tài chính đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng (30/08/2024)

>   Hai quỹ ETF gần 20,000 tỷ đồng sẽ thêm cổ phiếu nào trong kỳ review quý 3? (30/08/2024)

>   Quỹ ETF nửa tỷ đô xả mạnh cổ phiếu Việt, một mã bị bán gần 2.3 triệu cp (30/08/2024)

>   Quỹ iShares ETF loại DBD, chỉ còn giữ 1 mã cổ phiếu Việt (29/08/2024)

>   Bộ đôi họ “FPT" có thể vào FTSE ETF trong đợt review quý 3 (27/08/2024)

>   Giao dịch quỹ đầu tư ‘án binh bất động’? (25/08/2024)

>   Quỹ iShares ETF loại tiếp 2 mã, chỉ còn giữ 2 mã cổ phiếu Việt (21/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật