Chủ Nhật, 15/09/2024 10:20

Khoảng 2.900 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ bị hư hỏng do mưa lũ

Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khôi phục hạ tầng đường bộ phục vụ tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão số 3.

Một vị trí đường bị hư hỏng nặng nề sau ảnh hưởng của mưa lũ tại Yên Bái. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bộ Giao thông Vận tải ước tính nguồn vốn để khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra đối với các tuyến đường quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc là khoảng 2.900 tỷ đồng.

Trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết trên các tuyến quốc lộ từ Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc có tổng số 4.177 vị trí hư hỏng lớn, ngập nước, hư hỏng công trình báo hiệu đường bộ, trạm thu phí, cầu phao... Trong số đó, có 3.924 vị trí bị thiệt hại, hư hỏng do sạt lở đất, sụt nền, đứt đường, và hư hỏng cầu, cống, công trình khác.

Ngành giao thông vận tải đã khắc phục 555/567 vị trí sạt lở đất đá để thông đường toàn bộ mặt đường, hoặc thông một phần mặt đường phục vụ giao thông. Hiện chỉ còn 12 vị trí chưa thông do sạt lở, sụt lún nền đường với khối lượng lớn, nằm ở khu vực địa hình khó tiếp cận đưa máy móc vào thi công; khắc phục và thông xe 246/253 vị trí tắc đường do ngập nước.

“Bước đầu ước tính giá trị thiệt hại cần khắc phục đối với quốc lộ từ Thanh Hóa trở ra các tỉnh miền Bắc vào khoảng 2.900 tỷ đồng (bao gồm chi phí dự kiến xây dựng lại cầu Phong Châu mới với dự kiến khoảng 800 tỷ đồng),” lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay.

Các đơn vị trong ngành giao thông vận tải đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khôi phục hạ tầng đường bộ phục vụ tìm kiếm cứu nạn; thông tuyến bảo đảm giao thông để phục vụ cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm người mất tích; vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, bảo đảm giao thông cho các tuyến cao tốc, quốc lộ trở lại bình thường.

Với lĩnh vực đường thủy, các cảng bến chưa hoạt động là 753/763 cảng bến tại các tỉnh thành phố gồm Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.

Thời gian dự kiến hoạt động trở lại sau khi mực nước trên các tuyến sông đảm bảo an toàn, các thông báo hạn chế giao thông được gỡ bỏ, triển khai các hệ thống báo hiệu trên tuyến, luồng và khắc phục các thiệt hại tại cảng bến./.

Việt Hùng

vietnamplus

Các tin tức khác

>   Chỉ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia (14/09/2024)

>   Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh (13/09/2024)

>   Hải Phòng: Đề xuất không đưa người dân trở lại sinh sống tại các chung cư cấp D (11/09/2024)

>   Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận (10/09/2024)

>   Phê duyệt quy hoạch sân bay Pleiku công suất 4 triệu khách/năm (10/09/2024)

>   Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói gì trước đề xuất di dời Ga Đà Nẵng? (01/09/2024)

>   Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030 (01/09/2024)

>   Khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I (31/08/2024)

>   Sớm quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM - Long Thành (30/08/2024)

>   Bình Dương kiến nghị đến năm 2027 thành lập thị xã Bàu Bàng (30/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật