Thứ Năm, 12/09/2024 06:09

Dow Jones lội ngược dòng ấn tượng: Từ giảm hơn 700 điểm thành tăng hơn 100 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Tư (11/09) trong một phiên giao dịch đầy biến động, khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ có ý nghĩa gì đối với chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà phục hồi từ mức đáy trong phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/09, chỉ số S&P 500 tiến 1.07% lên 5,554.13 điểm. Ngày thứ Tư đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022 chỉ số này giảm 1% trong phiên rồi sau đó khép phiên tăng hơn 1%.

Chỉ số Dow Jones tăng 124.75 điểm (tương đương 0.31%) lên 40,861.71 điểm. Tại mức đáy trong phiên, chỉ số này mất tới 743.89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 2.17% lên 17,395.53 điểm, xoá sạch mức giảm trước đó trong phiên.

Nhà đầu tư đã mua vào các cổ phiếu công nghệ và chất bán dẫn vốn hoá lớn và vào phiên buổi chiều, thúc đẩy Nasdaq Composite khi cổ phiếu Nvidia vọt 8% và cổ phiếu AMD tăng gần 5%. Chứng chỉ quỹ VanEck Semiconductor ETF tiến 5%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bao gồm JPMorgan Chase và Goldman Sachs, cũng phục hồi từ các mức đáy trước đó và khép phiên với mức tăng nhẹ.

Chứng khoán Mỹ ban đầu giảm mạnh sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi – loại trừ giá thực phẩm và năng lượng biến động – tăng nhẹ so với dự báo. Điều này đã làm giảm hy vọng của nhà đầu tư về việc Fed sẽ hạ lãi suất 0.5%. Theo công cụ CME FedWatch, nhà đầu tư hiện dự báo xác suất 85% Fed sẽ chấp thuận hạ lãi suất 0.25% tại cuộc họp ngày 17-18/09. Tuy nhiên, CPI tổng thể đã đạt mức thấp nhất theo năm kể từ tháng 2/2021.

Steve Sosnick, Giám đốc chiến lược tại Interactive Brokers, nhận định: “Xét riêng, CPI không tệ. Tuy nhiên, điều mà thị trường không cần là chỉ số cốt lõi cao hơn dự báo. Tôi nghĩ đó là một gáo nước lạnh lớn dội vào thị trường đang hy vọng việc hạ lãi suất 0.50% có thể nằm trong khả năng. Những kỳ vọng đó đã gần như tan biến”.

Dữ liệu mới được đưa ra khi nhà đầu tư đang vật lộn với những rào cản theo mùa. Tháng 9 là tháng tồi tệ nhất đối với S&P 500 trong 10 năm qua, trung bình giảm hơn 1% trong thời gian này. S&P 500 cũng ghi nhận mức giảm trong tháng 9 trong 4 năm qua.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tích tắc tiến lên trên 20 trước khi giảm xuống còn 18.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dow Jones bất ngờ rớt hơn 660 điểm sau báo cáo CPI (11/09/2024)

>   S&P 500 tăng 2 phiên liên tiếp (11/09/2024)

>   TSMC: Doanh thu tháng 8 tăng 33% nhờ nhu cầu chip AI (10/09/2024)

>   6,500 tỷ USD “bốc hơi” khỏi TTCK: Mối đe dọa ngày càng lớn với kinh tế Trung Quốc (10/09/2024)

>   Apple đặt cược vào tương lai AI với iPhone 16 (10/09/2024)

>   Phố Wall khởi sắc, Dow Jones tăng gần 500 điểm (10/09/2024)

>   Dow Jones tăng vọt 550 điểm sau tuần ảm đạm (09/09/2024)

>   Chứng khoán Trung Quốc trước viễn cảnh chạm đáy 5 năm (09/09/2024)

>   Nối gót Phố Wall, chứng khoán châu Á đỏ rực, Nikkei 225 giảm gần 2% (09/09/2024)

>   Trung Quốc tạo gã khổng lồ ngành chứng khoán 230 tỷ USD, quyết đấu với Phố Wall (07/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật