Thứ Bảy, 07/09/2024 17:00

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp về vướng mắc bảng giá đất của TP HCM

Sáng 10-9, lãnh đạo Bộ TN-MT dự kiến sẽ chủ trì cuộc họp xử lý vướng mắc về bảng giá đất của TP HCM nhằm lấy ý kiến, trao đổi để thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp về vướng mắc bảng giá đất của TP HCM- Ảnh 1.

UBND TP HCM nhận thấy việc sửa đổi, điều chỉnh bảng giá đất là cần thiết, phù hợp tình hình thực tế

Theo thư mời gửi đi ngày 6-9 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), cuộc họp nhằm lấy ý kiến, trao đổi các nội dung vướng mắc của UBND TP HCM về áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để thống nhất và báo cáo Thủ tướng.

Thành phần họp theo thư mời có: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP HCM và Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA).

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, ngày 29-8 Bộ TN-MT đã có công văn gửi các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, góp ý kiến về vấn đề vướng mắc áp dụng bảng giá đất của UBND TP HCM. Tuy nhiên đến thời điểm gửi thư mời (ngày 6-9), Bộ chưa nhận đủ ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị.

Ngày 30-8, sau khi nhận công văn của Bộ, Sở TN-MT TP HCM đã có văn bản khẩn gửi Bộ TN-MT nêu nhiều vấn đề về việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Công văn cho biết khoản 1 điều 257 Luật Đất đai 2024 cho phép UBND cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết quyết định điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Đồng thời Ban thường vụ Thành ủy TP HCM đã chọn phương án xây dựng bảng giá đất điều chỉnh áp dụng cho thời gian từ ngày 1-8-2024 đến 31-12-2025 trên địa bàn TP.

TP HCM căn cứ cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất.

Sở TN-MT cho rằng phương án này tuân thủ quy định tại khoản 1, điều 257 Luật Đất đai 2024 và phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TP.

Theo Sở TN-MT, bảng giá đất điều chỉnh Sở này xây dựng tiệm cận khoảng 70% giá thị trường áp dụng cho giai đoạn từ ngày 1-8-2024 đến 31-12-2025. Đồng thời TP HCM cũng xây dựng bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1-1-2026 theo quy định Luật Đất đai 2024.

Trước đó, vào chiều 5-9, tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, liên quan đến việc điều chỉnh bảng giá đất tại TP HCM, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển, khẳng định việc kịp thời điều chỉnh bảng giá đất của TP HCM là rất đúng, kịp thời theo quy định Luật đất đai 2024.

Về việc tại sao phải điều chỉnh bảng giá đất? ông Chính cho rằng không chỉ TP HCM mà một số địa phương cũng phải điều chỉnh bởi bảng giá hiện nay đang thực hiện theo Luật Đất đai 2013 mà Luật này quy định bảng giá đất trong giới hạn khung giá đất của Chính phủ. Đồng thời, quy định trong thời gian thực hiện bảng giá đất nếu có biến động giá đất phổ biến trên thị trường quá 20% thì các địa phương phải điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Cũng theo ông Chính, về nguyên tắc điều chỉnh bảng giá đất phải đảm bảo hài hòa giữa thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; hài hòa giữa các đối tượng sử dụng đất và Nhà nước. Do đó, TP HCM cần xem xét để đưa ra quyết định cụ thể.

Còn Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân cho biết Bộ sẽ chủ trì cuộc họp liên ngành để cùng nhau thảo luận và đưa ra một phương án tối ưu, trên cơ sở đánh giá toàn diện, tổng quát về quá trình ban hành bảng giá đất của TP HCM trong thời gian vừa qua để xác định có điều chỉnh, hay không điều chỉnh, điều chỉnh như thế nào.

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, việc điều chỉnh bảng giá đất theo quy định khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai 2024 thì trình tự, thủ tục phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất. Quá trình điều chỉnh về mặt kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc: Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai quyết định về giá đất. Thứ ba, phải có trách nhiệm tiếp thu, giải trình đối với ý kiến của các đối tượng chịu tác động của bảng giá đất để khi trình HĐND quyết định bảng giá đất đảm bảo hài hòa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của nhà nước về giá đất, đồng thời tránh thất thu ngân sách nhà nước, không làm ảnh hưởng tới người dân doanh nghiệp.

Văn Duẩn

Người lao động

Các tin tức khác

>   Những điểm mới, điểm nổi bật của Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất (06/09/2024)

>   Những điểm mới, điểm nổi bật của Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất (06/09/2024)

>   Bộ TN-MT thông tin về việc Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng bảng giá đất mới (06/09/2024)

>   Tăng diện tích tách thửa lên 50m2, đất nền Hà Nội càng tăng giá (06/09/2024)

>   Gần 9 ngàn hồ sơ nhà đất bị ách tắc: Cục thuế TPHCM kiến nghị khẩn  (05/09/2024)

>   Huyện Thanh Oai tạm dừng đấu giá 114 khu đất (04/09/2024)

>   Giám đốc Nhà Tốt: Điều chỉnh bảng giá đất cần ưu tiên đảm bảo quyền lợi cho người dân (09/09/2024)

>   4 trường hợp đất lấn chiếm, vi phạm được xem xét cấp sổ đỏ (04/09/2024)

>   Giá đất tái định cư TP Thủ Đức 51 triệu đồng/m2, còn bảng giá đất chỉ 1,5 triệu/m2 (31/08/2024)

>   Các nước đánh thuế bất động sản ngăn chặn đầu cơ như thế nào? (31/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật