Thứ Sáu, 23/08/2024 18:03

Một doanh nghiệp vận tải đẩy mạnh cho vay bằng tiền nhàn rỗi

Ngày 22/08, HĐQT CTCP Vận tải và Thuê tàu (UPCoM: VFR) thông qua Nghị quyết cho công ty con là Công ty TNHH MTV Vietfracht Hà Nội dùng nguồn tiền nhàn rỗi để cho vay, hạn mức không quá 125 tỷ đồng/hợp đồng, tương đương 34% tổng tài sản.

Cụ thể, VFR cho công ty con là Công ty TNHH MTV Vietfracht Hà Nội dùng phần tiền chưa có nhu cầu sử dụng để cho công ty khác vay bổ sung vốn kinh doanh, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Đáng chú ý, hạn mức cho vay không vượt quá 125 tỷ đồng/hợp đồng, tương đương 34% tổng tài sản của VFR ở thời điểm cuối quý 2/2024, trong trường hợp công ty con cho vay tối đa hạn mức.

Như vậy với nghị quyết trên, hoạt động cho vay của VFR sẽ tiếp tục được đẩy mạnh sau khi đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2024.

Cụ thể, tại thời điểm cuối quý 2/2024, VFR có số dư phải thu về cho vay ngắn hạn 141.45 tỷ đồng, tương đương con số cuối quý 1 liền trước và đã tăng 120 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Nhìn chung cơ cấu tài sản của VFR có sự chuyển dịch trong nửa đầu năm với khoản thu về cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong khi quy mô các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh, do VFR chuyển nhượng toàn bộ 49% vốn tại Công ty TNHH Hankyu Hanshin Express Việt Nam.

Các diễn biến này được thể hiện trên bảng lưu chuyển tiền tệ, trong đó VFR ghi nhận 120 tỷ đồng tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác, ngược lại phát sinh hơn 114 tỷ đồng tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2024 của VFR

Thương vụ thoái vốn này cũng được chính VFR lý giải là nguyên nhân chủ yếu giúp lợi nhuận quý 1/2024 tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh tổng thể các hoạt động cốt lõi gồm vận tải biển, giao nhận vận tải hay cho thuê bất động sản không thật sự hiệu quả.

Lãi ròng theo quý của VFR trong giai đoạn năm 2023 - 2024

Quý 1/2024, VFR lãi ròng gần 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chịu lỗ gần 450 triệu đồng. Đến quý 2, VFR lãi ròng gần 6 tỷ đồng, giảm mạnh 91% so với cùng kỳ năm trước, bởi vì quý 2 năm nay không có khoản thu lớn từ thanh lý hai tàu Blue Lotus và Thăng Long như quý 2/2023.

Về phần Vietfracht Hà Nội, đây là một trong 4 công ty con của VFR, những cái tên còn lại là CTCP Kho vận Vietfracht Hưng Yên, Công ty TNHH MTV Vietfracht Hải Phòng và Công ty TNHH MTV Vietfracht Hồ Chí Minh.

Trong năm 2023, Vietfracht Hà Nội là công ty con duy nhất của VFR không phát sinh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng lại có đóng góp lớn nhất về doanh thu hoạt động tài chính với hơn 15.5 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ toàn bộ, Vietfracht Hà Nội lãi sau thuế hơn 14 tỷ đồng, dẫn đầu nhóm công ty con.

Nguồn: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2024 của VFR

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   FUEMAVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 16/08/2024 đến 22/08/2024 (23/08/2024)

>   CLL: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023 (23/08/2024)

>   PNJ thu hơn 2,500 tỷ đồng trong tháng 7 (23/08/2024)

>   VIE: Nghị quyết Hội đồng quản trị (23/08/2024)

>   VPB: Đính chính Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024 (23/08/2024)

>   TSC: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua giao dịch chuyển nhượng cổ phần với F.I.T (23/08/2024)

>   PTB: Thông báo chấm dứt hoạt động Chi nhánh (23/08/2024)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 22/08/2024 (23/08/2024)

>   FUEBFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 22/08/2024 (23/08/2024)

>   FUEBFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 16/08/2024 đến 22/08/2024 (23/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật