Thứ Bảy, 17/08/2024 21:01

Không dễ để cho phá sản doanh nghiệp đang có nợ trái phiếu

Chuyên gia cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro, thách thức.

Ông Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo. Ảnh chụp màn hình

10 rủi ro, thách thức thị trường TPDN hiện nay 

Tại Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững" ngày 16/08, TS. Cấn Văn lực nói về những rủi ro, thách thức của thị trường TPDN. Ông cho rằng thứ nhất là vấn đề niềm tin cần thời gian để phục hồi sau những sai phạm nghiêm trọng trên thị trường.

Thứ hai là hoạt động phát hành phục hồi không đồng đều. Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chiếm tới 90% lượng phát hành, còn các lĩnh vực khác chỉ chiếm tỷ trọng rất hạn chế sau 7 tháng đầu năm 2024.

Thứ ba là trái phiếu doanh nghiệp chậm thanh toán đến tháng 7/2024 ước khoảng gần 210 ngàn tỷ đồng, chiếm 21% dư nợ TPDN toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản chiếm 68%. Số liệu này chưa bao gồm trường hợp nhà phát hành đàm phán để giãn hoãn nợ và mua lại trước hạn trong thời gian qua.

Thứ tư, rủi ro lan truyền và liên thông giữa thị trường ngân hàng – chứng khoán – bất động sản vẫn luôn tiềm ẩn. Thời gian vừa qua, sự liên thông này đã được nhận thức và có những câu chuyện để kiểm soát nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Thứ năm, quy mô thị trường còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn trung – dài hạn của nền kinh tế. Dư nợ TPDN hiện nay của Việt Nam tương đương 10% GDP, còn bình quân khu vực ASEAN là 25-30%, của Hàn Quốc là 97% GDP, do đó Việt Nam còn rất nhiều dư địa.

Thứ sáu, phát hành riêng lẻ vẫn chiếm hơn 90% tổng giá trị phát hành, dẫn tới rủi ro tiềm ẩn cao hơn do chất lượng cả nhà đầu tư và trái phiếu. Cần khuyến khích doanh nghiệp phát hành nhiều hơn ra công chúng để đảm bảo công bằng, công khai, chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là bớt đi nhà đầu tư cá nhân.

Thứ bảy, cơ cấu nhà đầu tư còn nhiều bất cập. TCTD vẫn là bên mua chính, trong khi các nhà đầu tư tổ chức khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Cần khơi thông các quy định để các quỹ mở có thể tham gia mua TPDN trong thời gian tới.

Thứ tám, thể chế, chính sách chưa hoàn thiện. Những quy định chặt chẽ hơn của Nghị định 65/2022/NĐ-CP chưa được đánh giá, rà soát.

Thứ chín, cơ sở hạ tầng của thị trường còn bất cập, đặc biệt là về cơ sở dữ liệu, thông tin, xếp hạng tín nhiệm, tiêu chuẩn BCTC,… Giao dịch trái phiếu riêng lẻ tập trung được đưa vào vận hành từ tháng 7/2023, sau hơn 1 năm tuy đã giúp tăng thanh khoản, tăng công khai, minh bạch nhưng cần tiếp tục gia cố, kết nối để cung cấp dữ liệu cho thị trường tốt hơn.

Thứ mười, nhận thức và mức độ hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế, trong khi lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng.

Làm thế nào để phát triển, lành mạnh hóa thị trường TPDN Việt Nam?

Để phát triển, lành mạnh hóa thị trường TPDN Việt Nam, vị chuyên gia đưa ra một số giải pháp, cả về ngắn hạn lẫn dài hạn.

Về ngắn hạn, Chính phủ, các bộ - ngành liên quan cần sớm giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm phát hành TPDN vừa qua; cải cách thủ tục, điều kiện để khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng, rà soát, sửa đổi Nghị định 65 cho phù hợp; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nói chung định hạng tín nhiệm và công bố thông tin về mức định hạng; sớm ban hành danh mục phân loại xanh để làm cơ sở phát triển chứng khoán xanh, trái phiếu xanh và tín dụng xanh.

Doanh nghiệp phát hành cũng cần đẩy mạnh, quyết liệt tái cơ cấu, chủ động bố trí mọi nguồn lực để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn theo đúng cam kết; hợp tác với cơ quan chức năng và nhà đầu tư trong việc hoàn trả tiền của trái chủ đang nắm giữ trái phiếu

Về dài hạn, ông Lực cho rằng cần thực hiện tốt chiến lược tài chính đến năm 2030 (ban hành ngày 21/02/2022), chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2030 (ban hành ngày 29/12/2023), cùng với việc ưu tiên hoàn thiện thể chế;

Hoàn thiện hạ tầng TTCK nói chung và thị trường TPDN nói riêng như tổ chức xếp hạng tín nhiệm, thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin – dữ liệu, chuẩn mực BCTC,…;

Mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư, gồm cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, nhất là các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm,…;

Hoàn thành thể chế, chính sách (sửa luật chứng khoán và doanh nghiệp,…), nâng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường, thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán đúng kế hoạch;

Quan tâm quản lý, giám sát rủi ro hệ thống tài chính, bao gồm cả rủi ro liên thông giữa ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm - bất động sản,…;

Doanh nghiệp, tổ chức phát hành cần đa dạng hóa nguồn vốn, quan tâm quản lý rủi ro, chủ động xếp hạng tín nhiệm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán BCTC, quan tâm tăng trưởng xanh, tài chính xanh, kinh doanh tuần hoàn và chuyển đổi số;

Phía nhà đầu tư cần trau đổi kiến thức về thị trường tài chính, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ chức phát hành để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp.

Điểm cần quan tâm của Nghị định 65 là gì?

Về câu chuyện đáo hạn, ông Lực cho rằng thị trường TPDN đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, chính là hồi tháng 6, 7, 8 năm ngoái, khi chưa có Nghị định 08. Có thể nói thị trường bất động sản nhờ Nghị định 08 mới vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất là quý 3/2023.

Năm 2024, dư nợ TPDN ghi nhận khoảng 213 ngàn tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm 37%. Điểm tích cực đầu tiên là doanh nghiệp đã đàm phán với trái chủ và cơ bản 60% đã được gia hạn thêm 2 năm, điểm rơi là tháng 06/2025. Thứ hai, doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu, 7 tháng đầu năm đã mua lại 60-70 ngàn tỷ đồng. Thứ ba, doanh nghiệp bắt đầu phát hành trở lại để đảo nợ.

Mặt khác, bây giờ nhà đầu tư đã khôi phục một phần niềm tin để doanh nghiệp gia hạn thêm thời gian nữa. Liên quan đến phương án phá sản doanh nghiệp, ông Lực đánh giá việc phá sản đối với doanh nghiệp bình thường đã khó, phá sản đối với doanh nghiệp có nợ trái phiếu còn khó nữa.

Ông Lực cho rằng điều đáng quan tâm bây giờ là sau khi Nghị định 08 hết hiệu lực thì Nghị định 65 có cho doanh nghiệp đàm phán giãn nợ hay không và cơ quan quản lý phải cho đáp án về vấn đề này.

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   CTCP Đường Man công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2024 (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) (16/08/2024)

>   Công ty Cổ phần BB Sunrise Power Báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Ngân hàng TMCP Bảo Việt Báo cáo tài chính Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp III Báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp III Báo cáo tài chính Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Công ty Cổ Phần Trung Thủy - Đà Nẵng Báo cáo tài chính Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   CTCP Bất động sản Hano-vid Báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình Báo cáo tài chính Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   CTCP BB Power Holdings Báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

>   Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Báo cáo tình hình thanh toán gốc lãi Bán niên (Kỳ báo cáo từ 01/01/2024 đến 30/06/2024) năm 2024 (16/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật