Thứ Tư, 21/08/2024 10:35

Giải pháp nào để xử lý các trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa?

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết giải pháp về chế tài xử phạt như thế nào để đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm về xuất xứ hàng hóa và lộ trình thực hiện ra sao?

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực thứ nhất, gồm các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn; công thương; văn hóa, thể thao và du lịch.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Lĩnh vực Công Thương tiếp tục được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Chu Thị Hồng Thái chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả vẫn chưa được như mong muốn. Tình trạng hàng giả, hàng lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, có hệ thống và gần đây thực sự chủ yếu xuất hiện nhiều trên không gian mạng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Chu Thị Hồng Thái – Đoàn Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, trong kinh tế thị trường, việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng là rất quan trọng, nhất là trong môi tường thương mại điện tử. Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác này, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan đã tham mưu cấp có thẩm quyền để ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khắc phục tình trạng này, điển hình là tham mưu ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đề án chống hàng giả, kém chất lượng, sửa đổi, bổ sung những quy định xử phạt trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Đồng thời triển khai cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin qua Cổng thông tin quản lý thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – đây là Cổng điện tử quốc gia tại Cục Thương mại điện tử, kinh tế số (Bộ Công thương).

Ngoài ra, phối hợp tốt với các lực lượng trong phòng chống gian lận thương mại của các địa phương, yêu cầu các website rà soát để ngăn chặn, bóc gỡ hàng ngàn gian hàng giả, hàng kém chất lượng; tăng cường hơn nữa truyền thông để hướng dẫn người tiêu dùng. Xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan (công an, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng)… Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với những biện pháp đó đã xử lý hàng chục nghìn trường hợp vi phạm và thu về NSNN hàng chục nghìn tỷ đồng liên quan đến hành vi vi phạm gian lận thương mại.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để xử phạt những hành vi vi phạm trong thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phòng chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng mà Chính phủ đã ban hành; Tăng cường tốt hơn việc xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có liên quan (gồm Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước) để xử lý chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và chống thất thu thuế; nâng cao hiệu quả Cổng thông tin điện tử tiếp nhận và xử lý thông tin về vi phạm gian lận thương mại; đẩy mạnh công tác truyền thông để người tiêu dùng nâng cao hiểu biết và tự bảo vệ mình…

Trong nền kinh tế thị trường, gian lận thương mại là một đặc trưng

Đại biểu Thạch Phước Bình chất vấn về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu đang trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm tổn hại đến doanh nghiệp chân chính và quyền lợi người tiêu dùng. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương làm rõ thêm và cho biết những giải pháp nào đã và đang triển khai để hướng tới xử lý triệt để vấn đề này?

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong nền kinh tế thị trường, gian lận thương mại là một đặc trưng. Do đó, đây là yêu cầu cao với Chính phủ và là thách thức rất lớn đối với các cơ quan quản lý. Thời gian tới, việc đầu tiên phải làm là Bộ chủ quản và các Bộ, ngành hữu quan có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nội dung này, nhất là các cơ chế xử phạt các hành vi gian lận trong thương mại, kể cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ đã xử lý kịp thời, nghiêm minh những sai phạm, luân chuyển vị trí công tác, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra kiểm tra. Triển khai hiệu quả thực hiện đề án chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này không chỉ Bộ Công Thương mà chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất cùng vào cuộc phối hợp các cơ quan chức năng cả trong và ngoài nước để xử lý. Vì đối với thương mại điện tử, nguồn hàng từ nước ngoài vào là rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các cơ quan chức năng. Tiếp tục xây dựng và chia sẻ cơ sử dữ liệu đối với các cơ quan chức năng để giám sát tốt hoạt dộng kinh doanh trên môi trường điện tử; làm tốt thông tin truyền thông để người dân tự bảo vệ mình trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Về vấn đề giá điện, Bộ trưởng cho biết, biểu giá điện bậc thang là mô hình phát triển của tất cả các quốc gia, khuyến khích các khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Khác với các ngành hàng khác, càng sản xuất điện càng gây nguy cơ đến môi trường. Do đó cần nâng cao trách nhiệm trong bảo vệ môi trường vì năng lượng là ngành phát thải khá lớn. Ở Việt Nam cơ cấu biểu giá điện bán lẻ bình quân gồm 6 bậc. Thực hiện Nghị quyết của UBTVQH, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ chủ trì sửa đổi, bổ sung một số nghị định giảm từ 6 bậc trong biểu giá điện xuống còn 5 bậc.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá một số sản phẩm của Việt Nam (21/08/2024)

>   Việt Nam đang có điều kiện tốt để tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu (20/08/2024)

>   Cục Hàng hải: Gần 8,000 container tồn đọng làm giảm năng lực cảng biển Việt Nam (20/08/2024)

>   Chuyên gia: 'Tôi khẳng định không có điện sạch giá rẻ' (20/08/2024)

>   Bất ổn ở Bangladesh: Khó có việc dịch chuyển ồ ạt đơn hàng dệt may (20/08/2024)

>   Phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành mục tiêu 3,000 km đường bộ cao tốc (20/08/2024)

>   Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư (20/08/2024)

>   Dở khóc dở cười vì chưa quy định rõ thế nào là 'Made in Vietnam' (19/08/2024)

>   Phát triển trí tuệ nhân tạo: Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực (19/08/2024)

>   Yêu cầu có lộ trình xóa bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất (19/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật