Thứ Hai, 12/08/2024 13:17

TẬP SAN IR AWARDS 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

GEG: Thực hành ESG không khó, quan trọng là truyền tải nó đến nhà đầu tư

CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) là một trong số những đơn vị đã thông qua sự gắn kết chặt chẽ giữa thực hành phát triển bền vững và hoạt động IR (Quan hệ Nhà đầu tư) bài bản, để giải quyết được bài toán này.

Mang theo đặc thù của doanh nghiệp ngành điện với một danh mục hoạt động gồm thủy điện nhỏ, điện gió và điện mặt trời, sẽ không quá lời khi nói GEG nằm trong số các doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn ESG và rộng ra là thực hành phát triển bền vững. Đó cũng là điều được đại diện của GEG xác nhận với người viết trong buổi phỏng vấn gần đây.

“Các yếu tố trọng yếu trong ESG tại GEG liên quan đến việc xác định những vấn đề bền vững quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và các bên liên quan. GEG đã tập trung vào các vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả hoạt động, danh tiếng và việc tạo ra giá trị lâu dài của Công ty” - theo đại diện GEG .

Vị này cho biết, chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo tuân thủ các chỉ số về ESG phải tuân theo các khung và tiêu chuẩn thực hành tốt nhất, bên cạnh các quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng bao gồm 10 tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội từ World Bank (Ngân hàng Thế giới); 8 Tiêu chuẩn thực hành của IFC (Tổ chức Tài chính Quốc tế); 4 Chính sách bảo vệ của ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á); Tiêu chuẩn ISO 14001 về Môi trường; Tiêu chuẩn ISO 45001 về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp; Tiêu chuẩn ISO 26000 về Xã hội; Sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI (Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu); G20/OECD Các nguyên tắc Quản trị Doanh nghiệp 2023; Thẻ điểm Quản trị Công ty Khu vực Asean 2023; Bộ chỉ số Phát triển bền vững HOSE 2023; Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán bền vững (SASB); Nhóm nhiệm vụ Báo cáo tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu (TCFD); Sáng kiến mục tiêu dựa trên khoa học (SBTi); Nghị định thư về khí nhà kính (GHG); và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN).

“Các tiêu chuẩn này vừa là thực hành, vừa là mục tiêu của GEG đến năm 2050 đóng góp vào việc phát thải ròng bằng 0 hay Net Zero” - trích lời vị đại diện.

Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình năng lượng tái tạo, GEG còn tập trung xây dựng, triển khai và duy trì Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMS) để đáp ứng các cam kết này. Việc duy trì ESMS hỗ trợ Doanh nghiệp kiểm soát rủi ro về 2 mảng E (môi trường) và S (xã hội), tăng cường hình ảnh thương hiệu.

“ESMS của GEG được xây dựng dựa trên luật pháp của Việt Nam hiện hành về môi trường, sức khỏe, an toàn; Tiêu chuẩn thực hành E&S của IFC; Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) của WB; Danh sách loại trừ của DEG (quỹ thuộc Ngân hàng Tái thiết CHLB Đức); Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bao gồm các tiêu chuẩn lao động cốt lõi và các điều khoản và điều kiện cơ bản về việc làm đã được Việt Nam phê chuẩn; Tiêu chuẩn ISO 14001 về Môi trường; Tiêu chuẩn ISO 45001 về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp.

Ngoài ra, GEG hiện đang tuân thủ các Tiêu chuẩn E&S của cổ đông chiến lược JERA, cổ đông ưu đãi DEG, nhà đầu tư mua Trái phiếu Xanh SYMBIOBICS” - theo đại diện của GEG.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững, một mặt là điều tốt cho bản thân doanh nghiệp, mặt khác còn tạo lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút hợp tác với các tổ chức tài chính. GEG cũng không ngoại lệ.

“Với việc ESG đang trở thành chuẩn chung, một trong những điều kiện chính để các tổ chức tài chính lớn trên thế giới quyết định đầu tư vào GEG là áp dụng và tuân thủ ESMS trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh” - vị đại diện tiết lộ.

Trong tháng 4/2024, GEG là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt được Chứng nhận Trái phiếu Khí hậu do Climate Bonds Initiative (CBI) cấp. CBI là tổ chức quốc tế hoạt động nhằm huy động vốn toàn cầu cho các hành động khí hậu, thông qua việc phát triển Hệ thống Chứng nhận và Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu, Cam kết Chính sách và Thông tin Thị trường. Hệ thống Chứng nhận và Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu của CBI được công nhận rộng rãi tại hơn 30 quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch và tác động tích cực đến môi trường của các khoản đầu tư.

Vào ngày 18/4/2024, GEG còn đánh dấu cột mốc quan trọng khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sở hữu khung Tài chính Xanh (Green Finance Framework), được Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu (“CBI”) chứng nhận. Chứng nhận này được cấp sau quá trình xác nhận khắt khe và toàn diện của FiinRatings. Khung Tài chính Xanh được chứng nhận của GEG tuân thủ theo Tiêu chuẩn Trái phiếu Khí hậu, cho phép Công ty phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo.

“Những dự án năng lượng tái tạo của GEG góp phần đáng kể vào các mục tiêu phát triển năng lượng xanh và giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam” - trích lời vị đại diện - “Bước đi tiên phong này tạo tiền đề cho sự tăng trưởng và đầu tư mạnh mẽ vào các sáng kiến tài chính bền vững tại Việt Nam, nhấn mạnh nỗ lực hợp tác của các bên liên quan nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái tài chính bền vững và đáng tin cậy, phù hợp với các thông lệ quốc tế”.

Bên cạnh đó, GEG duy trì thực hiện chiến lược phát triển bền vững phù hợp với mục tiêu thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, thông qua việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Doanh nghiệp nằm trong số những đơn vị tiên phong phát hành tín chỉ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Certificate - REC) - hay tín chỉ carbon, để trao đổi với các tổ chức sử dụng điện từ nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính. Qua đó, góp phần không nhỏ trong hành trình giảm phát thải khí nhà kính và đạt được mục tiêu trung hòa carbon.

Đại diện GEG tiết lộ, lượng tín chỉ REC trong năm 2023 - được phát hành bởi 12 nhà máy thủy điện, 5 nhà máy điện mặt trời, 34 hệ thống điện mặt trời áp mái, và 1 nhà máy điện gió - là 963,185 REC. Con số này được tính theo tổng công suất phát điện của các nhà máy nhân với hệ số phát thải lưới điện được công bố bởi Cục biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2019-2023, GEG đã phát hành khoảng 2 triệu tín chỉ REC cho các tổ chức quốc tế và thu về 13.2 tỷ đồng.

Ngoài ra, GEG còn phát hành được 133,497 tín chỉ carbon VER (Verified Emission Reduction), được phát hành bởi Nhà máy Điện gió Ia Bang năm 2023.

Đáp ứng được các tiêu chuẩn phát triển bền vững, thách thức còn lại với doanh nghiệp là làm sao để truyền tải những thành tựu đạt được đến nhà đầu tư một cách nhanh chóng, minh bạch nhất. GEG đã giải được phương trình này thông qua hoạt động IR được xây dựng một cách bài bản từ những ngày đầu tiên.

“Nhằm mục đích cung cấp thông tin một cách minh bạch và đầy đủ cho nhà đầu tư, việc lập báo cáo thường niên tích hợp báo cáo phát triển bền vững rất được chú trọng trong suốt hơn 6 năm qua. Trong đó, báo cáo được lập dựa trên các tiêu chuẩn tiên tiến trong và ngoài nước, phản ánh thông tin trung thực, đầy đủ, minh bạch về hoạt động Công ty” - vị đại diện cho biết.

Đối với GEG, hoạt động IR luôn luôn được chú trọng, nhằm đảm bảo về tính tuân thủ, hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ công bố thông tin hay đầu mối liên lạc với cổ đông, IR còn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu cổ phiếu, để cộng đồng nhà đầu tư đánh giá đúng về giá trị của Công ty, thúc đẩy cho hoạt động thị trường vốn.

“Thông qua hoạt động IR, GEG đã công bố thông tin song ngữ một cách minh bạch về tiến trình thực hiện chiến lược phát triển bền vững và ESG. Các ấn phẩm như báo cáo thường niên tích hợp báo cáo phát triển bền vững được ban hành rộng rãi thông qua hệ thống công bố thông tin của các cơ quan ban ngành, website Công ty và email đến cho các cổ đông”.

Hãy bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024 cho GEG từ ngày 01/08/2024 đến 14/08/2024 tại website của Chương trình IR Awards 2024 (ir.viestock.vn).

Châu An

Thiết kế: Tuấn Trần

FILI

Các tin tức khác

>   VNA: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 (09/08/2024)

>   MA1: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (09/08/2024)

>   Một công ty của đại gia năng lượng Vũ Quang Bảo lãi lớn trong nửa đầu năm (09/08/2024)

>   TL4: Nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt việc thoái vốn tại CTCP Xây dựng thủy lợi 42 (công ty liên kết) (09/08/2024)

>   KTC: Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 (09/08/2024)

>   NCS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 (09/08/2024)

>   QPH: Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi ngày 17/05/2021) (09/08/2024)

>   CTS: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch với bên có liên quan (09/08/2024)

>   CTS: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch với bên có liên quan (09/08/2024)

>   SSB: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua ngày ĐKCC để nhận cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hàng thêm (09/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật