Thứ Năm, 15/08/2024 11:38

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tại tọa đàm "Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) - Cơ hội, động lực và thách thức" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 14-8, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin năm 2023 TMĐT của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 25%, thuộc quốc gia phát triển nhanh nhất của Đông Á, trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện hay, có khoảng hơn 80% người dùng internet đã mua sắm trực tuyến.

Tuy vậy, TS Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nhìn nhận cùng với quá trình phát triển của TMĐT, khu vực thương mại truyền thống sẽ chịu tác động tiêu cực, đồng thời đối mặt nhiều vấn đề khó khăn về thể chế, về xử lý tranh chấp, bảo vệ người tiêu dùng.

Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam Trần Tuấn Anh cho rằng Việt Nam có những thế mạnh rất lớn về sản xuất, ví dụ như ngành may mặc. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa tiếp cận được quá nhiều trong thị trường nội địa vì một số lý do: hiểu biết về thị trường nội địa từ các nhà kinh doanh xuất khẩu chưa nhiều, cách tiếp cận người tiêu dùng qua TMĐT ở Việt Nam vẫn còn mới, nhu cầu và thị hiếu của thị trường Việt Nam cũng khác với thị trường xuất khẩu.

Đại diện sàn TMĐT này cho biết đã làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để giúp họ đẩy mạnh cung cấp cho thị trường nội địa thông qua các giải pháp như livestream, dùng những người nổi tiếng quảng bá sản phẩm...

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt trên sàn thương mại điện tử- Ảnh 1.

Thương mại điện tử bùng nổ ở Việt Nam nhưng nhiều sản phẩm Việt vẫn chưa có chỗ đứng ở kênh bán lẻ này. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Về phía Bộ Công Thương, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Lại Việt Anh cho hay cục đã làm việc với những sàn TMĐT lớn trong và ngoài nước để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa có hàm lượng sản xuất tại Việt Nam cao, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhất là trong cao điểm mùa vụ. Lâu dài hơn, cục sẽ nỗ lực phối hợp với các sàn để xây dựng những thương hiệu trực tuyến cho hàng hóa Việt Nam, hướng đến xuất khẩu trực tuyến ra nước ngoài. Theo một số ước tính về xuất khẩu TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam, năm 2022 doanh thu ở mảng này đạt khoảng 3,3 tỉ USD và kỳ vọng sẽ lên hơn 11 tỉ USD vào năm 2027 nếu có cơ chế hỗ trợ từ cả nền tảng TMĐT cũng như nhà nước.

Bà Việt Anh cho biết đây là định hướng của kế hoạch tổng thể TMĐT cho giai đoạn 5 năm tới mà Bộ Công Thương đang tham mưu trình Chính phủ. TMĐT hướng tới xuất khẩu sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường quốc tế và có tính cạnh tranh trên thị trường, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao kỹ năng bán hàng ra thị trường toàn cầu. Cùng với đó, phát triển bền vững là định hướng lớn khi xây dựng những giải pháp thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới và xuất khẩu nói chung, đi kèm quy hoạch và phát triển mạng lưới logistics.

Thùy Linh

Người lao động

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính đề xuất mức thu lệ phí khi cấp đổi từ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước (15/08/2024)

>   Hàn Quốc: Phát hiện sản phẩm bán trên AliExpress, Temu, Shein chứa chất độc hại (14/08/2024)

>   Tiền điện sinh hoạt ở TP HCM giảm mạnh (14/08/2024)

>   Bất động sản ồ ạt tăng giá trong quý 2, chung cư cũ cũng tăng (14/08/2024)

>   Chuẩn bị nửa triệu chỗ, hàng không Việt Nam sẵn sàng cho Quốc khánh 2/9 (14/08/2024)

>   Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động lên 75% (13/08/2024)

>   Người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro khi mua hàng online (12/08/2024)

>   Kỳ vọng thu hút khách từ giải Golf Phát triển châu Á (09/08/2024)

>   Những người tốt trên cầu Phú Mỹ (09/08/2024)

>   Bất ngờ với giá vé máy bay những ngày cuối hè (07/08/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật