Thứ Tư, 17/07/2024 15:02

TikTok làm xáo trộn ngành thương mại điện tử: Vượt mặt Lazada, thách thức Shopee

TikTok, một nền tảng tạo video ngắn thuộc ByteDance của Trung Quốc, đang dần trở thành một trong những “tay chơi” lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á, vốn từng được thống trị bởi Shopee và Lazada. Tại Việt Nam, TikTok Shop đang chiếm vị trí thứ 2 với thị phần 24%.

Giai đoạn vừa qua, TikTok Shop đã chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng gần gấp 4 lần từ 4.4 tỷ USD năm 2022 lên 16.3 tỷ USD trong năm 2023. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, theo báo cáo của công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở tại Singapore.

Sự kết hợp với Tokopedia - công ty mà TikTok đã mua lại cổ phần đa số vào năm ngoái - đã giúp TikTok vượt mặt Lazada để trở thành "tay chơi" lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Với thị phần ước tính 28.4% vào cuối năm 2023, TikTok đang dần thu hẹp khoảng cách với "ông vua" Shopee, bên đang nắm giữ 48% thị phần.

Trong năm 2023, tổng giá trị hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử Đông Nam Á đạt 114.6 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước.

Jianggan Li, CEO của Momentum Works, nhận định: "TikTok đã trở thành một đối thủ đáng gờm ở Đông Nam Á, nơi công ty này đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD”.

“Năm nay, tùy thuộc vào việc họ tích hợp với Tokopedia như thế nào, họ có thể trở thành người dẫn đầu tại Indonesia”, ông dự báo.

Kể từ khi ra mắt mảng thương mại điện tử vào năm 2021, TikTok đã mở rộng quy mô nhân sự tại Đông Nam Á một cách mạnh mẽ. Đến năm 2023, số lượng nhân viên của họ đã tăng gấp 4 lần, lên hơn 8,000 người, ngang bằng với Lazada. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh lại đang cắt giảm nhân sự để hướng tới lợi nhuận.

TikTok đã khéo léo tận dụng tính năng livestream, nơi các KOL (người có sức ảnh hưởng) và người bán hàng giới thiệu đa dạng sản phẩm từ mỹ phẩm, thời trang đến đồ gia dụng, giúp người dùng mua sắm trực tiếp và dễ dàng. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ TikTok, Shopee đã phải chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công. Vào tháng 8, Sea - công ty mẹ của Shopee - tuyên bố sẽ "đẩy mạnh" đầu tư vào livestream và năng lực logistics.

Tuy nhiên, con đường phát triển của TikTok không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tại Indonesia, TikTok Shop đã phải tạm dừng hoạt động sau khi Chính phủ cấm giao dịch mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội. Để khắc phục tình hình, TikTok đã nhanh chóng đầu tư hơn 1.5 tỷ USD và nắm giữ 75% cổ phần của Tokopedia - nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thuộc tập đoàn công nghệ GoTo của Indonesia.

Hiện tại, sự kết hợp giữa TikTok và Tokopedia đã chiếm lĩnh 39% thị phần tại Indonesia, chỉ đứng sau Shopee với 40%. Tại Việt Nam, TikTok Shop đã vươn lên vị trí thứ hai với 24% thị phần.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Trung ương Nhật Bản can thiệp nâng giá đồng yen (17/07/2024)

>   Vàng thế giới lập kỷ lục mới, vượt 2,460 USD/oz (17/07/2024)

>   Dầu giảm gần 1% do lo ngại nhu cầu ở Trung Quốc (17/07/2024)

>   Gã khổng lồ vừa đóng quỹ iShares lập kỷ lục mới: Tài sản vượt 10,650 tỷ USD (16/07/2024)

>   Thị trường tài chính xanh và bền vững tại Hồng Kông đạt kỷ lục (16/07/2024)

>   Vàng thế giới gần mức cao nhất trong hơn 1 tháng (16/07/2024)

>   Dầu giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau vụ ám sát hụt ông Trump (16/07/2024)

>   Hàn Quốc: Nợ quá hạn cao nhất kể từ năm 2019 (15/07/2024)

>   IMF: Dòng vốn vào thị trường mới nổi phục hồi về mức của năm 2018 (13/07/2024)

>   Vàng thế giới ổn định trên mức 2,400 USD/oz, tăng 3 tuần liên tiếp (13/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật