Thứ Hai, 29/07/2024 19:02

Thương vụ mua rẻ KVF giúp Đạm Cà Mau lãi đậm quý 2, vượt kế hoạch năm

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC hay Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) có một kỳ kinh doanh tốt tại quý 2/2024, với khoản lãi ròng gần gấp đôi cùng kỳ. Đáng chú ý là khoản lợi nhuận khác tới 176 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu lời từ thương vụ mua rẻ nhà máy phân bón KVF.

Các chỉ tiêu kinh doanh của Đạm Cà Mau trong quý 2/2024

Trong quý 2, ông lớn phân bón đạt gần 3.9 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng nhẹ hơn, chỉ 11%. Sau khấu trừ, Doanh nghiệp lãi gộp 610 tỷ đồng, hơn cùng kỳ 65%.

Bất chấp doanh thu tài chính đi lùi (18%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh (gấp 3 lần cùng kỳ), hay chi phí bán hàng vẫn neo cao (145 tỷ đồng), Đạm Cà Mau vẫn “đứng vững”, đạt lãi thuần 422 tỷ đồng, tăng trưởng 32%.

Đáng chú ý, Doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác tới 176 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ hơn 3.4 tỷ đồng, hầu hết là tiền lãi từ giao dịch mua giá rẻ. Số tiền này như chắp thêm cánh cho Đạm Cà Mau, giúp Doanh nghiệp lãi ròng tới 569 tỷ đồng, gần gấp 2 lần cùng kỳ.

Theo phản hồi từ đại diện Đạm Cà Mau, giao dịch mua rẻ ở đây là từ thương vụ mua lại Công ty TNHH Phân bón Hàn - Việt (KVF) – đơn vị sở hữu nhà máy phân bón có tổng mức đầu tư 60 triệu USD. Vị này cho hay, thương vụ này sau khi định giá lại đã được xác định là rẻ hơn so với giá trị thực tế bỏ ra, và số tiền chênh lệch được ghi nhận vào khoản lợi nhuận khác.

* Đạm Cà Mau: Nhà máy Hàn Việt đã có lãi sau 1 tháng tiếp quản, sắp tiến đến miền Trung

* Đạm Cà Mau thâu tóm xong công ty phân bón có vốn điều lệ gần 2.1 ngàn tỷ 

Được biết, Đạm Cà Mau đã hoàn tất việc mua lại KVF trong tháng 5/2024. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Tổng Giám đốc Văn Tiến Thanh tiết lộ thương vụ nhằm mục đích tăng sản lượng sản xuất phân bón NPK. Bên cạnh đó là vì KVF có vị trí chiến lược, nằm cách cảng Hiệp Phước chỉ 500 m, thuận lợi trung chuyển hàng hoá và đóng góp cho quá trình hoàn thiện nền tảng logistics. Đáng chú ý, nhà máy đã có lợi nhuận ngay sau 1 tháng tiếp quản, và có khả năng giúp Đạm Cà Mau sản xuất thêm 60 - 70 ngàn tấn NPK trong năm 2024.

Thành quả quý 2 giúp tô hồng bức tranh lũy kế của Đạm Cà Mau. Sau 6 tháng, Doanh nghiệp đạt hơn 6.6 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 10% so với cùng kỳ; lãi ròng 915 tỷ đồng, tăng trưởng 69%. So với kế hoạch thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Doanh nghiệp thực hiện được 56% mục tiêu doanh thu, và vượt gần 16% kế hoạch lãi sau thuế của cả năm.

Nguồn: VietstockFinance

Thời điểm cuối quý 2, giá trị tổng tài sản của ông lớn phân bón tăng 10% so với đầu năm, đạt hơn 16.8 ngàn tỷ đồng, với hơn 14.5 ngàn tỷ là tài sản ngắn hạn, tăng 8%. Đáng chú ý, hơn 10.6 ngàn tỷ đồng trong đó là tiền, được giữ dưới dạng tiền mặt và tiền gửi.

Phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng mạnh lên 502 tỷ đồng, gấp 2.5 lần đầu năm. Tồn kho tăng 29%, lên gần 2.8 ngàn tỷ đồng.

Bên nguồn vốn, phần lớn nợ phải trả của Doanh nghiệp là nợ ngắn hạn, ghi nhận hơn 6 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 34%. Với núi tiền hơn 10.6 ngàn tỷ đang nắm giữ, không có nghi ngờ gì khả năng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán nợ tới hạn của Đạm Cà Mau.

Về nợ vay, Doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.3 ngàn tỷ đồng nợ vay ngắn hạn vào cuối tháng 6, tăng 59% so với đầu năm; và khoản vay dài hạn 144 tỷ đồng (đầu năm gần 3 tỷ đồng), đều là nợ vay với Vietcombank.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   ITA: BCTC Tóm tắt Hợp nhất quý 2 năm 2024 (29/07/2024)

>   ITA: BCTC Tóm tắt quý 2 năm 2024 (29/07/2024)

>   VID: Giải trình chênh lệch KQKD Q2/2024 so với cùng kỳ năm trước (29/07/2024)

>   HTG: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua việc vay vốn tại ACB Đà Nẵng (29/07/2024)

>   DTA: CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (29/07/2024)

>   IMP: Công bố Điều lệ Công ty được sửa đổi bổ sung (29/07/2024)

>   POW: Giải trình chênh lệch KQKD Q2/2024 so với cùng kỳ năm trước (29/07/2024)

>   FUEVFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 19/07/2024 đến 25/07/2024 (29/07/2024)

>   FUEVFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/07/2024 (29/07/2024)

>   HAH: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2024 (29/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật