Thứ Sáu, 19/07/2024 12:03

TCBS báo lãi ròng quý 2 gấp 3 lần cùng kỳ, dư nợ margin lập kỷ lục mới

Theo BCTC quý 2/2024, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đạt gần 1.3 ngàn tỷ đồng lãi ròng, mức cao kỷ lục từ trước đến nay (gấp gần 3 lần cùng kỳ). Dư nợ cho vay margin và ứng trước tiền bán cũng lập đỉnh mới, ở mức gần 24.7 ngàn tỷ đồng.

Quý 2/2024, doanh thu hoạt động của TCBS hơn gấp đôi cùng kỳ, ghi nhận 2,234 tỷ đồng, tăng trưởng ở tất cả các nguồn thu từ mảng kinh doanh chính.

Phần lớn trong đó là lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) cao hơn 3.3 lần cùng kỳ, đạt gần 697 tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh thu. Công ty cho biết đã hiện thực hóa lợi nhuận từ một số giao dịch kinh doanh chứng khoán.

Tiếp đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 60% lên hơn 673 tỷ đồng; doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán hơn gấp đôi cùng kỳ, đạt 455 tỷ đồng; doanh thu môi giới chứng khoán tăng 42% lên 156 tỷ đồng.

Song song đó, chi phí hoạt động được tiết giảm 14% về dưới 153 tỷ đồng, ngược lại chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) chiếm tới 353 tỷ đồng, tăng 38%; chi phí quản lý cũng tăng 22% lên hơn 123 tỷ đồng.

Tổng kết, mức tăng tổng chi phí vẫn thấp hơn doanh thu, giúp lãi ròng của TCBS đạt gần 1.3 ngàn tỷ đồng, tăng 193% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lãi ròng ở mức hơn 2.2 ngàn tỷ đồng, tăng 187%. Đây đều là các con số kỷ lục từ trước đến của Doanh nghiệp.

Lãi ròng theo quý giai đoạn 5 năm trở lại đây của TCBS

Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu lãi trước thuế 3,700 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2023. Với kết quả lãi trước thuế 1,612 tỷ đồng trong 6 tháng, TCBS thực hiện được 43.5% kế hoạch năm.

Dư nợ margin và ứng trước tiền bán lập kỷ lục, đạt gần 1 tỷ USD

Tại cuối quý 2, tổng tài sản của TCBS đạt hơn 52 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 8.2 ngàn tỷ đồng so với đầu năm (tăng 19%). Công ty nâng tỷ trọng dư nợ cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán, đạt kỷ lục mới ở mức gần 24.7 ngàn tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), tăng 49% so với đầu năm.

Giá trị cho vay của TCBS theo quý 

Tài sản tài chính ghi nhận giá gốc hơn 18.8 ngàn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối quý trước. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết với gần 16.5 ngàn tỷ đồng, tăng 36%; cổ phiếu chưa niêm yết cao gấp 2.3 lần đầu năm, đạt hơn 1.1 ngàn tỷ đồng;

Công ty cũng đang nắm giữ gần 564 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ; 408.5 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp niêm yết; 250 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và hơn 5.5 tỷ đồng chứng chỉ quỹ.

Đáng chú ý, TCBS ghi nhận giảm hơn 2.3 ngàn tỷ đồng tại mục phải thu khác, đây là các khoản phải thu kinh doanh trái phiếu. Tổng kết, các phải khoản thu còn gần 715 tỷ đồng, giảm 77% so với đầu năm.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tại cuối quý 2 đạt gần 27.4 ngàn tỷ đồng. Chủ yếu là vay nợ ngắn hạn với hơn 22.3 ngàn tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm, trong đó vay bằng VND gần 14.3 ngàn tỷ đồng (chiếm 64% tỷ trọng), còn lại vay bằng USD.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   PBT: Báo cáo tài chính quý 2/2024 (19/07/2024)

>   LSG: Báo cáo tài chính quý 2/2024 (19/07/2024)

>   PVP: BCTC quý 2 năm 2024 (19/07/2024)

>   SBD: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (19/07/2024)

>   SBD: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (19/07/2024)

>   FPT: Báo cáo kết quả kinh doanh Q2/2024 (19/07/2024)

>   FUESSV50: Báo cáo hoạt động đầu tư Q2/2024 (19/07/2024)

>   PVA: Báo cáo tài chính quý 2/2024 (19/07/2024)

>   SSI lãi trước thuế 6 tháng hơn 2 ngàn tỷ, tự doanh tiếp tục gom VPB (19/07/2024)

>   UPH: Báo cáo tài chính quý 2/2024 (19/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật