Thứ Ba, 23/07/2024 15:32

Nhịp đập Thị trường 23/07: Bán mạnh cuối giờ chiều, VN-Index thủng hỗ trợ mạnh 1,240

Mở đầu hứng khởi nhưng thị trường lại nhanh chóng chịu sức ép để rồi liên tục giảm điểm trong phần còn lại của phiên 23/07, đặc biệt trong nửa cuối phiên chiều.

Kết phiên, VN-Index giảm đến 22.83 điểm về mức 1,231.81, đồng nghĩa với việc đã thủng ngưỡng hỗ trợ mạnh 1,240. Diễn biến kém khả quan cũng diễn ra trên HNX và UPCoM, mức giảm lần lượt 3.78 điểm và 1.25 điểm, qua đó lùi về các mốc 234.6 và 94.4.

Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán khi có đến 555 mã đỏ và 38 mã sàn, áp đảo hoàn toàn số lượng cổ phiếu tăng với chỉ 200 mã xanh và 20 mã trần. Còn lại có 789 mã đứng giá.

Nhiều cổ phiếu vốn nhận được sự quan tâm đã giảm sàn hôm hay, điển hình như DBC, DGW, DPG, CSV, PET trên HOSE hay VGI trên UPCoM.

VN-Index giảm gần 23 điểm, trong đó có sức ép không nhỏ từ các cổ phiếu trụ. Cụ thể, top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số đã lấy đi gần 13 điểm, nổi bật với hàng loạt cổ phiếu nhóm ngân hàng như BID (2.3 điểm), MBB (1.6 điểm), CTG (1.6 điểm), TCB (1 điểm), ACB (0.8 điểm), VPB (0.8 điểm), bên cạnh nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như GVR (2 điểm), MWG (1 điểm) và DGC (0.5 điểm).

Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 23/07/2024

Trong nhóm này, riêng DGC còn là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất hôm nay, lên đến hơn 152 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào tổng quy mô bán ròng hơn 286 tỷ đồng phiên hôm nay.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, những nỗ lực của các "ông lớn" FPT, VNM,... không đủ sức tạo ra sự cân bằng.

Xét theo nhóm ngành, chỉ có công nghệ thông tin và sản phẩm cao su giữ được sắc xanh, nhưng mức tăng cũng không đáng kể, chỉ nhỉnh hơn 0.6%.

Phần còn lại của thị trường là 23 ngành giảm điểm, thậm chí xuất hiện hai ngành giảm trên 4% là sản xuất nhựa - hóa chất (giảm 4.75%) và tài chính khác (giảm 4.31%); ba ngành giảm trên 3% là chứng khoán (giảm 3.26%), bán lẻ (giảm 3.09%) và nông – lâm – ngư (giảm 3.05%); 7 ngành giảm trên 2%, nổi bật có nhóm bán buôn (giảm 2.7%), vận tải – kho bãi (giảm 2.32%), ngân hàng (giảm 2.17%)…

14h05: Sức ép lan rộng, VN-Index giảm gần 10 điểm

Phiên chiều khởi đầu không yên ả khi thị trường liên tiếp rơi điểm, VN-Index từ mức gần tham chiếu đến 14h đã giảm hơn 9 điểm về mức 1,245.58. Cùng có diễn biến không mấy khả quan, HNX giảm 2.05 điểm về mức 236.33, UPCoM giảm 0.85 điểm về mức 94.8.

Sắc đỏ ngày càng lan rộng khi đã có đến 468 mã đỏ, hơn gấp đôi số lượng 213 mã tăng, ngoài ra còn đang có 23 mã giảm sàn.

Trong đó, nhiều cổ phiếu trụ cũng đang tạo sức ép lớn lên thị trường (phần lớn là các cổ phiêu ngân hàng) với lần lượt những MBB, HVN, CTG, TCB, MWG,… dẫn đầu danh sách tác động tiêu cực.

Thanh khoản tiếp tục chưa có sự bứt phá, ghi nhận chưa đến 12 ngàn tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.

Phiên sáng: Phe bán chiếm ưu thế, thanh khoản ảm đạm

Phiên sáng ngày 23/07 không có nhiều diễn biến đáng chú ý, khép lại với việc cả ba sàn đều điều chỉnh nhẹ với thanh khoản thấp, lần lượt VN-Index giảm 0.72 điểm về mức 1,253.92, HNX giảm 0.72 điểm về mức 237.66 và UPCoM giảm 0.32 điểm về mức 95.33.

Phe bán chiếm ưu thế hơn, thể hiện qua số lượng 352 mã đỏ, 20 mã sàn trong khi chỉ có 255 mã xanh và 15 mã trần.

Cổ phiếu giảm sàn đáng chú ý nhất hôm nay phải kể đến VGI giảm 15%, dư bán gần 609 ngàn cp tính đến hết phiên sáng, tiếp nối chuỗi ngày giảm mạnh kể từ 12/07. Đáng nói hơn khi trong phiên hôm qua VGI cũng đã giảm gần 12%.

Xét theo nhóm ngành, số lượng ngành giảm điểm nhiều hơn như một lẽ tất yếu. Trong đó, giảm mạnh nhất là tài chính khác giảm 1.72% trước sức ép từ IPA, OGCTVC.

Tiếp đến là ngành sản xuất hàng gia dụng giảm 1.42%, đáng chú ý với STK tiếp tục có phiên giảm sàn 7% sau khi công bố kết quả kinh doanh quý 2 kém tích cực.

Trong số lượng ít hơn các ngành tăng điểm, các cổ phiếu công nghệ thông tin nổi bật nhất với mức tăng gần 2%, động lực đến từ FPT tăng 2.42% và CMG tăng 2.03%. Riêng FPT cũng đang là cổ phiếu “gánh” điểm cho VN-Index với gần 1.1 điểm mang về.

Khối ngoại tạm bán ròng nhẹ trong phiên sáng, giá trị hơn 77 tỷ đồng. Lực bán mạnh nhất tại DGC gần 71 tỷ đồng, bỏ xa các cổ phiếu xếp sau. Diễn biến tương tự cũng diễn ra ở chiều mua ròng, với VNM được mua gần 51 tỷ đồng, bỏ xa các cổ phiếu còn lại.

10h40: Lực bán gia tăng, thị trường chuyển sắc đỏ

Sau những phút đầu khá hứng khởi, thị trường nhanh chóng đối mặt với áp lực điều chỉnh. Đến 10h30, VN-Index giảm 1.3 điểm về mức 1,253.34; HNX giảm 0.58 điểm về mức 237.8; UPCoM giảm 0.27 điểm về mức 95.39. Thanh khoản thị trường khá thấp, chỉ khoảng 3,790 tỷ đồng trên ba sàn.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, với 17/25 nhóm ngành mang sắc đỏ, theo VS-SECTOR. Trong đó, nhiều ngành giảm trên 1% như sản xuất hàng gia dụng, bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Ngược lại, chỉ có hai ngành tăng trên 1% là công nghệ thông tin và khai khoáng. Riêng nhóm công nghệ thông tin, mức tăng được đóng góp chủ đạo bởi FPT tăng 1.85%, đồng thời đây cũng là cổ phiếu hỗ trợ điểm số tích cực nhất cho VN-Index, với gần 0.9 điểm, trước áp lực bán gia tăng trên thị trường.

Khối ngoại tạm bán ròng nhẹ hơn 24 tỷ đồng, với sự “đối đầu” đặc biệt giữa DGC bị bán ròng gần 31 tỷ đồng và VNM được mua ròng gần 41 tỷ đồng, bỏ xa các cổ phiếu xếp sau.

Mở cửa: Lực mua chiếm ưu thế

Sau phiên điều chỉnh hôm qua, phe mua có vẻ đang lấy lại phần nào sự tự tin. Lực mua chiếm ưu thế đang giúp các chỉ số tạm mang sắc xanh. Đầu phiên, VN-Index tăng 4 điểm. Độ rộng thị trường bao gồm 300 mã tăng giá so với hơn 160 mã giảm giá.

FPT đang tạm là trụ kéo mạnh nhất của thị trường. Mã này đạt mức tăng 1.5% đầu phiên, kéo VN-Index tăng 0.6 điểm.

Sự tích cực đang chiếm ưu thế ở nhóm xây dựng. REE ghi nhận mức tăng 1.3% so với đầu phiên. Nhóm này có 21 mã tăng so với 5 mã giảm và 46 mã đứng giá.

Cổ phiếu cao su đang tạm là nhóm tích cực nhất. DRC, CSM, SRC đang tăng giá. Trong đó, SRC tăng gần 6%.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 23/07/2024: Sự thận trọng vẫn còn (22/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền 23/07/2024: Tình hình đang chuyển biến tiêu cực hơn (22/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 22/07: Đà giảm thu hẹp cuối phiên, ngân hàng tiếp tục là “công thần” nâng đỡ chỉ số (22/07/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 22-26/07/2024: Thị trường diễn biến phân hóa kéo dài (21/07/2024)

>   Vietstock Weekly 22-26/07/2024: Rủi ro ngắn hạn vẫn đang ở mức cao (21/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 22-26/07/2024: Tâm lý bi quan dần hiện hữu (20/07/2024)

>   Chứng khoán Tuần 15-19/07/2024: Triển vọng ngắn hạn tiếp tục bi quan (19/07/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 19/07: Lực bán mạnh lại xuất hiện (19/07/2024)

>   Vietstock Daily 19/07/2024: Các chỉ báo đã cho tín hiệu bán? (18/07/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 19/07/2024: Vẫn chưa thoát khỏi tâm lý phân vân? (18/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật