Thứ Ba, 09/07/2024 11:11

FDC đưa lộ trình mới để giải quyết tình trạng chứng khoán bị cảnh báo

Bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 05/04/2023, đến nay, cổ phiếu của Fideco (CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM, HOSE: FDC) vẫn chưa khắc phục được tình trạng này.

Cụ thể, FDC bị HOSE đưa vào diện chứng khoán bị cảnh báo từ ngày 05/04/2023 vì BCTC kiểm toán 2022 có lãi sau thuế chưa phân phối là số âm (lỗ lũy kế gần 193 tỷ đồng). Nguyên nhân chính do Doanh nghiệp lỗ sau thuế tới gần 198 tỷ đồng trong năm 2022 vì các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến (hơn 200 tỷ đồng).

Trong các văn bản báo cáo tình hình khắc phục sau đó, FDC cho biết việc thu hồi công nợ gặp trở ngại vì khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường bất động sản, nên các đối tác chưa thể thu hồi công nợ.

Tuy nhiên, mới đây, Doanh nghiệp đã đưa ra lộ trình mới cho vấn đề thu hồi công nợ. Theo FDC, các bên liên quan đang xem xét thỏa thuận phương án chuyển nhượng cho nhà đầu tư có công nợ, hoặc xin ý kiến ĐHĐCĐ phê duyệt phương án nhận lại phần vốn góp để chủ động triển khai. Trường hợp không đạt được thỏa thuận, sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của hợp đồng.

Khoản nợ khó đòi của FDC là từ CTCP Dệt may Liên Khương. Tại ĐHĐCĐ 2024, FDC đã làm việc với bên Liên Phương và biết được đối tác này đang thực sự khó khăn, không có đơn hàng, không có khả năng trả nợ. Tổng Giám đốc FDC Hồ Anh Tuấn chia sẻ trước đây, FDC đã thuê bên tư vấn luật để thực hiện phương án kiện đòi ra tòa án. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng việc khởi kiện sẽ là phương án cuối cùng vì Liên Phương không có nhiều tài sản để thi hành án. Do đó, chủ trương ưu tiên là làm việc với đối tác, trong trường hợp đối tác không có khả năng chi trả thì FDC sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc chỉ lấy lại phần vốn góp của dự án.

Bên cạnh đó, tòa nhà văn phòng tại 28 Phùng Khắc Khoan đã thực hiện công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị thuê. Công ty cũng tiến hành cơ cấu lại hoạt động cho thuê văn phòng tại tòa nhà phía sau văn phòng Fideco. Các mảng này dự kiến mang lại doanh thu cho thuê khoảng 60 tỷ đồng.

Diễn biến gần đây, FDC chứng kiến 3 cổ đông mua vào hơn 11% vốn của Doanh nghiệp. Đó là bà Lê Thu Hiền, bà Bùi Thị Vân Nga và ông Nguyễn Tuấn Anh. Trong đó, bà Nga và ông Tuấn Anh chưa nắm cổ phiếu nào trước giao dịch.

Phiên 11/06, bà Nga mua vào 1.85 triệu cp FDC, còn ông Tuấn Anh mua gần 1.7 triệu cp, tương đương 4.79% và 4.29% vốn điều lệ. Ước tính, giá trị 2 thương vụ lần lượt gần 25 tỷ đồng và hơn 24 tỷ đồng. Đến ngày 20/06, bà Hiền mua 900,000 cp FDC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 2.03% lên 4.36%.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 09/07: Giao dịch trong tâm lý tích cực, VN-Index hướng về 1,300 (09/07/2024)

>   09/07: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (09/07/2024)

>   Theo dấu dòng tiền cá mập 08/07: Khối ngoại bán ròng mạnh hơn 2,400 tỷ đồng (08/07/2024)

>   FUEBFVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 05/07/2024 (08/07/2024)

>   FUEVFVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 05/07/2024 (08/07/2024)

>   FUEDCMID: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 05/07/2024 (08/07/2024)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 05/07/2024 (08/07/2024)

>   Vietstock Daily 09/07/2024: Chưa thoát khỏi tâm lý thận trọng (08/07/2024)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 09/07 (09/07/2024)

>   DTD: DTD nhận được công văn chấp thuận báo cáo kết quả Phát hành (08/07/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật