Thứ Tư, 31/07/2024 09:20

Cuộc chiến với thép nhập khẩu chưa có hồi kết thì thép HRC của Việt Nam lại đứng trước nguy cơ bị EC điều tra

Việt Nam vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cán nóng HRC Trung Quốc và Ấn Độ thì Ủy ban châu Âu (EC) cũng vừa có thông báo về việc nhận được yêu cầu điều tra chống bán phá giá với thép HRC có xuất xứ từ Việt Nam. Đây là được cho là diễn biến đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam.

Ủy ban châu Âu (EC) cũng vừa có thông báo về việc nhận được yêu cầu điều tra chống bán phá giá với thép HRC có xuất xứ từ Việt Nam

 

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 30/7/2024, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam.

Doanh nghiệp xuất khẩu thép cần có biện pháp ứng phó phù hợp

Cục Phòng vệ thương mại cho hay, trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ gửi cho các bên liên quan các tài liệu gồm Đơn yêu cầu, Quyết định khởi xướng điều tra và Bản câu hỏi điều tra .

Phía EC yêu cầu cung cấp danh sách đầy đủ về địa chỉ, người liên hệ, email của nhà xuất khẩu thép trong đơn khiếu nại, chậm nhất ngày 5/8/2024.

Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp

Trước đó, ngày 29/7, Bộ Công Thương thông tin ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ sau một thời gian xem xét yêu cầu của hai doanh nghiệp Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh và ý kiến các doanh nghiệp liên quan.

Thép 'nội' tiếp tục gặp khó khăn

Thép HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất loại thép này không dễ. Hiện Việt Nam có 2 doanh nghiệp là Hòa Phát và Formosa sản xuất thép HCR với tổng mức đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

Được biết, sản lượng thép cuộn cán nóng quý II/2024 giảm 10% so với quý I/2024 đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu giá thấp tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh (6 triệu tấn, tăng gấp rưỡi cùng kỳ 2023 và vượt mức tăng trưởng toàn thị trường) gây nên sức ép lớn cho việc tiêu thụ thép cuộn cán nóng của Hòa Phát tại thị trường nội địa. Cùng với đó giá sản phẩm thép HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II/2024.

Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thử thách đến từ tình trạng dư thừa thép cuộn cán nóng cũng như việc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao nhập khẩu thép cán nóng tăng vọt? (23/07/2024)

>   Thép nhập khẩu giá rẻ tràn vào thị trường nội địa, thép Việt chờ 'giải cứu' (18/07/2024)

>   Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào nhóm kim loại (04/07/2024)

>   EU gia hạn biện pháp tự vệ mặt hàng thép thêm 2 năm, đến tháng 6/2026 (01/07/2024)

>   Ngày 18/6: Giá sắt thép xây dựng trên Sàn Thượng Hải quay đầu giảm (19/06/2024)

>   Ngày 17/6: Giá sắt thép xây dựng ở mức cao nhất 1 tuần (17/06/2024)

>   Thị trường hàng hoá: Ca cao, khí đốt tăng phi mã (17/06/2024)

>   Việt Nam điều tra chống bán phá giá tôn mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc (15/06/2024)

>   Chỉ số MXV-Index dứt chuỗi giằng co (13/06/2024)

>   Đà lao dốc của giá hàng hóa nguyên liệu được kiềm chế (06/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật