Thứ Bảy, 01/06/2024 10:02

Dược quý 1: Rơi từ nền cao

Trong quý 1, phần lớn các doanh nghiệp ngành dược đều ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 2023 là thời điểm nhiều doanh nghiệp dược đạt lợi nhuận kỷ lục. Trước mức nền quá cao, nhiều doanh nghiệp đã không thể duy trì được phong độ.

Thống kê từ VietstockFinance, trong 33 doanh nghiệp ngành dược công bố BCTC quý 1, chỉ 12 cái tên đạt lợi nhuận tăng (gồm 1 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi). Các trường hợp sụt giảm lên tới 20 đơn vị, cùng 1 doanh nghiệp phải báo lỗ.

Kết quả kinh doanh của nhóm dược trong quý 1/2024

Rất nhiều cái tên lớn trong ngành phải đón nhận kết quả giảm mạnh so với cùng kỳ. Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là một ví dụ. Sau năm lãi kỷ lục ngàn tỷ, DHG bước qua quý 1/2024 với lợi nhuận nhiều nhất ngành là 222 tỷ đồng, nhưng giảm 38% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp giải thích, việc giá vốn đội lên tới 21% đã kéo lãi gộp đi xuống. Cùng với đó, nhà máy Betalactam mới đi vào hoạt động cũng làm tăng chi phí, qua đó kéo kết quả quý 1 xuống sâu hơn.

Dược Hậu Giang đón nhận kết quả giảm sút vì giá vốn đội lên cao

Tương tự, Dược Việt Nam (UPCoM: DVN) với khoản lợi nhuận cao thứ 2 lịch sử vào năm 2023, nay cũng phải đón kết quả giảm sút. Kết thúc quý 1, DVN lãi ròng 81 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 18%. Hay Dược Bình Định (HOSE: DBD) ghi nhận lợi nhuận giảm nhẹ 2%, còn 67 tỷ đồng, trong khi năm 2023 cũng lãi kỷ lục.

Imexpharm (HOSE: IMP) cũng không nằm ngoài xu hướng khi giảm lãi 20% sau năm phá kỷ lục lợi nhuận, còn 62 tỷ đồng tại quý 1/2024. Giải trình từ phía IMP nêu yếu tố tăng giá nguyên liệu đầu vào là một trong những nguyên nhân kéo lùi kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó là tình hình cạnh tranh trên thị trường và việc nhà máy IMP4 đi vào hoạt động (từ quý 3/2023) khiến chi phí khấu hao và vận hành gia tăng. Traphaco (HOSE: TRA) cũng đi lùi 32%, lợi nhuận đạt 54 tỷ đồng.

IMP cũng đi lùi sau năm lãi kỷ lục

Vẫn có những trường hợp ngược dòng xu hướng, báo lãi tăng mạnh trong kỳ. Ví dụ như Mekophar (UPCoM: MKP) lãi gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 14 tỷ đồng, nhờ đẩy mạnh thị trường làm tăng doanh thu, và tối ưu công tác tiếp thị, vận chuyển để giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chỉ lãi 25 tỷ đồng trong năm 2023, thấp hơn năm trước khoảng 40%.

Một trường hợp lãi “đậm” khác là Dược Trung ương Mediplantex (HNX: MED), thu lời gấp 4 lần cùng kỳ, đạt gần 4 tỷ đồng. Giống như MKP, phía Doanh nghiệp cho rằng, mức tăng này là do hướng kinh doanh thay đổi làm tăng doanh thu, đồng thời tiết giảm được nhiều mảng chi phí. Tuy vậy, mức nền năm trước của MED cũng không quá cao, dù lãi gần gấp 2 cùng kỳ nhưng vẫn thua xa thời điểm 2017-2020.

Với FRT, chuỗi nhà thuốc Long Châu có đóng góp quan trọng để Doanh nghiệp chuyển mình báo lãi, từ lỗ 5.1 tỷ đồng tại quý 1/2023 sang lãi gần 39 tỷ đồng vào quý 1/2024. Trong đó, Long Châu mang về doanh thu 5,534 tỷ đồng (đóng góp 61%), tăng trưởng 68%, tương đương 1.2 tỷ đồng/nhà thuốc/tháng. Cuối quý 1, FRT có 1,587 nhà thuốc Long Châu, tăng 90 nhà thuốc so với đầu năm 2024 và định hướng đạt 1,900 nhà thuốc vào thời điểm cuối năm.

FRT chuyển lỗ thành lãi với đóng góp quan trọng từ chuỗi Long Châu

Cái tên thua lỗ duy nhất trong kỳ là Dược phẩm Trung ương 2 (UPCoM: DP2). Tuy nhiên, Doanh nghiệp thực chất đã giảm lỗ còn 1.4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 3.1 tỷ đồng), nhờ tiết kiệm chi phí và giảm được lãi vay ngân hàng.

Còn nhiều triển vọng

Nhiều chuyên gia dự báo ngành dược Việt Nam có nhiều triển vọng tích cực. Theo IQVIA - một trong những đơn vị ngành dược nắm số liệu ngành lớn nhất thế giới, tăng trưởng ngành được được dự báo có tốc độ CAGR 6-8% trong giai đoạn 2023-2028.

Động lực cho sự tăng trưởng này là 3 yếu tố. Đầu tiên, nhu cầu dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang tăng cao, do Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ già hóa tăng, kéo theo nhu cầu chăm sóc, điều trị dược phẩm của người dân tăng mạnh.

Thứ 2, chính sách hỗ trợ ngành dược của Chính phủ đang hết sức hỗ trợ. Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 được phê duyệt đã vạch ra định hướng rõ ràng cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, quá trình hội nhập quốc tế đang tạo điều kiện rộng mở để nhóm ngành dược mở rộng ra các thị trường nước ngoài. Với Hiệp định thương mại tự do FTA, ngành dược được mở rộng mạng lưới phân phối, gia tăng độ phủ thương hiệu, để tăng cường hợp tác quốc tế.

Châu An

FILI


Các tin tức khác

>   Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam báo lãi ròng ngàn tỷ, nhận trên 440 triệu lãi tiền gửi mỗi ngày (31/05/2024)

>   HNA: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua kế hoạch lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (31/05/2024)

>   UCT: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (31/05/2024)

>   ASG: Thư mời và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 (31/05/2024)

>   DC2: Nghị quyết Hội đồng quản trị (31/05/2024)

>   DC2: Nghị quyết Hội đồng quản trị (31/05/2024)

>   HPX: CBTT Nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng cổ phần tại các TCCLQ (31/05/2024)

>   EIB: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2024 (31/05/2024)

>   NCT: CBTT Biên bản họp và Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 (31/05/2024)

>   SHI: Nghị quyết, Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 và tài liệu kèm theo (31/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật