Thứ Năm, 20/06/2024 09:06

Chủ tịch Nguyễn Văn Thứ (GCFood): Thu hút đối tác chiến lược đầu tư 10 triệu USD sau khi chuyển sàn

Dù còn nhiều yếu tố bên ngoài tác động, Chủ tịch GCFood nhìn nhận kinh tế Việt Nam tổng thể tốt hơn năm trước, doanh nghiệp có thể mở rộng sang thị trường xuất khẩu khác để phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong dịp trao đổi với ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm G.C (GCFood, UPCoM: GCF), người viết nhận được góc nhìn lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và thông tin Công ty đang tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới.

Ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm G.C

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Ông đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 ra sao?

Ông Nguyễn Văn Thứ: Môi trường kinh doanh Việt Nam năm nay khả quan hơn năm trước, vì các doanh nghiệp đều tăng sản xuất, thị trường nội địa dần phục hồi. Sau vài năm thắt lưng buộc bụng, người dân nay đã cởi mở lại với tiêu dùng.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức, chẳng hạn như thị trường quốc tế đang gặp khó khăn nhất định. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như châu Âu, Mỹ hay các quốc gia châu Á đều gặp khó. Đầu tiên là lạm phát ở Mỹ cao, ảnh hưởng tiêu dùng; hay như châu Âu và một số nước, tỷ giá cao khiến chi phí nhập khẩu tăng, từ đó các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Thêm vào đó, trong năm 2024, Trung Đông xảy ra chiến tranh, khiến chi phí vận chuyển hàng hóa qua khu vực biển Đỏ tăng 4-5 lần, thậm chí nhiều hãng tàu từ chối đi qua khu vực này, dẫn đến thời gian vận chuyển dài hơn - từ 1 tháng có thể tăng lên 2 tháng.

Đơn vị nhập khẩu là người cuối cùng phải trả những chi phí này, nên tiêu thụ hàng hóa ở nước đó cũng chậm lại, đơn hàng bị giảm và Việt Nam cũng bị giảm.

Trong bối cảnh đó, những đơn vị kinh doanh thực phẩm như GCFood đã có sự chuẩn bị như thế nào?

Nửa đầu năm 2024, kinh tế hồi phục ở mức khá, nhưng lại bị suy giảm về xuất khẩu. GCFood cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, tỷ giá mất đến gần 7-10%, dẫn đến nhà nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thấy chi phí đầu vào cao, giảm lượng sản xuất.

Thêm vào đó, nhà sản xuất ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc xuất khẩu cũng gặp khó khăn về chi phí vận tải đường biển khiến đơn hàng GCFood giảm theo. Trước tình hình đó, Công ty đã và đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn mới. Trong năm nay sẽ bắt đầu xúc tiến trở lại thị trường Trung Đông sau thời gian COVID-19 tạm ngưng.

Đồng thời, GCFood đã mở được thị trường mới là Ấn Độ. Dù giá tại thị trường này không cao, nhưng sản lượng tiêu thụ cao.

Một điều thú vị là GCFood đang xuất khẩu ngược lại cho các nước ASEAN. Sản phẩm Việt Nam xuất đi các nước Malaysia, Phillipines, Indonesia… rất tốt, như thạch dừa, nha đam.

Mặt hàng của GCFood chiếm giá trị rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu dùng nên chưa bị ảnh hưởng trong đà chững lại của tăng trưởng kinh tế hiện nay.

Lượng đơn hàng của riêng GCFood trong năm 2024 như thế nào?

Hiện nay, các hợp đồng lớn Công ty đã ký rồi, với mức doanh thu dự kiến từ đầu năm khoảng 570 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tính đến hết tháng 5 đã đạt trên 200 tỷ đồng; cả năm có thể đạt hoặc vượt mức được ĐHĐCĐ giao là 570 tỷ đồng.

Sau 5 tháng đầu năm, Công ty đạt được khoảng trên 35% kế hoạch doanh thu năm, dự kiến năm nay sẽ đạt doanh thu được giao. Lợi nhuận đạt khoảng 40% kế hoạch.

Từ đầu năm đến nay, lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp đã ở mức đáy. GCFood có được hỗ trợ từ phía ngân hàng hay không?

Từ trước đến nay, GCF luôn được các ngân hàng hợp tác tốt như VietinBank, BIDV hay Vietcombank hỗ trợ vay với lãi suất rất thấp - chỉ từ 6-6.5%/năm. Hiện Công ty cũng đang được 2 ngân hàng nước ngoài là Shinhan Bank và Standarad Chartered Bank đề xuất lãi suất 4.5%/năm.

Đến nay, Công ty sử dụng khoảng 50% hạn mức được các ngân hàng cấp.

Dù các ngân hàng có đề cập việc giãn, hoãn nợ, nhưng Công ty chưa sử dụng đến, vì nguồn tiền thu về từ bán hàng khá đều. Khi vay tiền từ ngân hàng, Công ty cũng tính toán dòng tiền quay về, dựa trên đó để giải ngân. Công ty thường vay khoảng 3 tháng, các nguồn tiền để trả nợ đều đúng hạn.

Có thể thu hút 10 triệu USD từ đối tác chiến lược dài hạn

Ông có thể chia sẻ thêm về kế hoạch chuyển sàn của GCFood?

Hiện, những thông tin giao dịch cổ phiếu cho cổ đông, Công ty đều tuân thủ đúng quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Vừa qua, Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt đã rút vốn và có 1 nhà đầu tư trong nước tham gia vào. Dự kiến trong tháng 6, nhà đầu tư này sẽ hoàn tất thủ tục mua cổ phần của Công ty để trở thành cổ đông lớn.

Năm nay, Công ty sẽ không phát hành cổ phiếu tăng vốn đối với đối với đối tác chiến lược, mà chỉ tiến hành tăng vốn bằng việc chia cổ tức tỷ lệ 16%, dự kiến thực hiện trong quý 3/2024 và sau đó là chương trình phát hành ESOP cho công nhân viên với 1.5 triệu cp. Đây là lần đầu GCFood phát hành ESOP.

Dự kiến trong năm nay, vốn điều lệ sẽ tăng lên trên 360 tỷ đồng và dự kiến trong năm 2025 sẽ xin chuyển sang sàn HOSE. Nếu thuận lợi, quý 1/2025 sẽ có báo cáo kiểm toán 2024 và gửi hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán xin chuyển sàn trong quý 2, tức là sau ĐHĐCĐ 2025 (dự kiến tổ chức vào tháng 3-4 năm sau), sẽ niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

Nếu hoàn thiện kế hoạch chuyển sàn, GCFood có kế hoạch thu hút thêm đối tác chiến lược hay không?

Hiện nay, có 1 đối tác chiến lược đã làm việc và đầu tư vào Công ty. Hai bên vẫn trong quá trình giữ quan hệ và tìm hiểu. Nếu thuận lợi, ngay sau khi chuyển sàn, Công ty sẽ mời đối tác tham gia với khoản đầu tư khoảng 10 triệu USD. Đây là nhà đầu tư chiến lược, mong muốn nắm giữ lâu dài từ 7-10 năm chứ không phải 1-2 năm.

Xin cảm ơn ông.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   SAS: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (20/06/2024)

>   CMD: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (20/06/2024)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 20/06/2024 (20/06/2024)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 20/06/2024 (20/06/2024)

>   HNX: Số liệu Quản lý Sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài tại ngày 20/06/2024 (20/06/2024)

>   RCD: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (19/06/2024)

>   PPH: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (19/06/2024)

>   HSV: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 (19/06/2024)

>   BAF: Thông báo Điều lệ Công ty sửa đổi do thay đổi VĐL (19/06/2024)

>   AAT: CBTT Nghị quyết HĐQT về việc cập nhật Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 (19/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật