Thứ Bảy, 08/06/2024 08:31

Bộ Công Thương sẽ kiến nghị phương án bỏ hay giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tại Tờ trình và Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu trình Chính phủ tháng 6/2024, Bộ Công Thương sẽ chốt phương án "bỏ hay giữ" Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Một điểm bán xăng của Petrolimex. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kể từ khi thực hiện điều hành giá xăng dầu rút xuống 7 ngày theo Nghị định số 80/2023/NĐ-CP, giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, cùng với các loại chi phí kinh doanh xăng dầu được cập nhật kịp thời, đã tạo động lực cho doanh nghiệp tạo nguồn xăng dầu cung ứng đầy đủ nhu cầu cho thị trường nội địa.

Trong 5 tháng đầu năm 2024 (tính đến ngày 23/5/2024), giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 21 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng Ron 95 có 12 lần tăng và 9 lần giảm, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 10 lần tăng và 11 lần giảm.

Với việc thực hiện chu kỳ điều hành giá 7 ngày/lần như hiện nay mức biến động giá giữa hai lần điều chỉnh cơ bản không lớn, giá xăng dầu trong nước đã cơ bản bám sát diễn biến giá thế giới, các doanh nghiệp đã chủ động tính toán được mức giá, lên kế hoạch nhập hàng theo phân giao tổng nguồn tối thiểu năm 2024 của Bộ Công Thương và kế hoạch đăng ký theo từng quý, nguồn cung xăng dầu cơ bản được đảm bảo.

Do đó tác động của điều chỉnh giá bán xăng dầu lên tình hình kinh tế - xã hội không lớn, rất ít khi phải dùng đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định. Đối với Quỹ bình ổn, Bộ sẽ theo dõi, đánh giá và kiến nghị việc tiếp tục giữ Quỹ bình ổn hay không giữ Quỹ bình ổn theo quy định của Luật Giá mới (2023) tại Tờ trình và Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu trình Chính phủ trong tháng 6/2024./.

Đức Duy

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Dầu giảm 3 tuần liên tiếp (08/06/2024)

>   OPEC+ có kế hoạch khôi phục sản lượng dầu để cân bằng cung cầu (07/06/2024)

>   Dầu tăng 2 phiên liên tiếp khi ECB hạ lãi suất (07/06/2024)

>   Giá xăng RON 95-III giảm xuống dưới 22,000 đồng/lít (06/06/2024)

>   Dầu tăng hơn 1%, phục hồi từ mức đáy 4 tháng (06/06/2024)

>   Dầu nối dài đà giảm sau khi OPEC+ công bố kế hoạch sản lượng (05/06/2024)

>   Dầu WTI sụt hơn 3% sau khi Ả-rập Xê-út và Nga quyết bỏ dần cắt giảm sản lượng (04/06/2024)

>   Liên minh OPEC+ kéo dài cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2025 (03/06/2024)

>   Giá gas bán lẻ trong nước tháng 6 giảm tháng thứ ba liên tiếp (01/06/2024)

>   Dầu WTI ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2023 (01/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật