Thứ Sáu, 21/06/2024 11:35

14 năm nói không với cổ tức, Vinaship chốt quyền trả cổ phiếu thưởng tỷ lệ 70%

Lần gần nhất, CTCP Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) trả cổ tức là vào năm 2010 với tổng tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, được thanh toán trong năm 2011. Niềm vui sau 13 năm chờ đợi, cổ đông Vinaship chuẩn bị nhận thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 70%.

Ảnh minh họa

HĐQT Vinaship sẽ chốt quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 70% (sở hữu 100 cp được nhận thêm 70 cp mới). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/06/2024.

Theo đó, VNA dự kiến phát hành 14 triệu cp mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại ngày 31/12/2023 căn cứ trên BCTC công ty mẹ năm 2023 đã được kiểm toán.

Nếu hoàn tất đợt phát hành, Vinaship sẽ có lần đầu tiên tăng vốn điều lệ từ khi cổ phần hóa năm 2006, dự kiến tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 340 tỷ đồng.

VNA tiền thân là Công ty Vận tải biển III thành lập năm 1984, được cổ phần hóa vào năm 2006. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển; khai thác cầu cảng, kho bãi; dịch vụ đại lý tàu…

Hiện, cổ đông lớn nhất nắm giữ 51% vốn Vinaship là Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN). Ông Dương Ngọc Tú, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNA, là người đại diện 18% vốn góp của MVN tại Vinaship và đang sở hữu riêng 15,000 cp VNA (tỷ lệ 0.08%).

Về tình hình kinh doanh 4 năm gần nhất, Vinaship lãi còi hơn 1 tỷ đồng vào năm 2020 nhưng tăng đột biến lên mức kỷ lục 181 tỷ đồng năm 2021, trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng vọt do ảnh hưởng COVID-19. Công ty tiếp tục phá đỉnh lợi nhuận, đạt 315 tỷ đồng năm 2022, trước khi giảm xuống 45 tỷ đồng năm 2023, lao dốc 86% do sản lượng hàng hóa và giá cước vận tải giảm.

Kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2020-2023 của Vinaship

Năm 2024, Vinaship đặt mục tiêu lãi trước thuế khoảng 58 tỷ đồng, tăng 29% so với 2023. Kết thúc quý 1, Công ty lãi vỏn vẹn hơn 302 triệu đồng, giảm 74% so với cùng kỳ và thực hiện được 0.5% mục tiêu lợi nhuận năm.

20 triệu cp VNA từng được niêm yết trên HOSE vào tháng 9/2008, trước khi giao dịch trên UPCoM vào ngày 03/05/2017 với giá tham chiếu 1,000 đồng/cp. Thị giá VNA đã tăng đột biến từ vùng 4,000 đồng/cp hồi đầu năm 2021 lên ngưỡng 44,000 đồng/cp, tức gấp 11 lần trong hơn 9 tháng và chạm đỉnh lịch sử 49,000 đồng/cp vào cuối tháng 3/2022 - giai đoạn hoàng kim của ngành vận tải biển. Sau đó, giá cổ phiếu giảm dần.

Diễn biến giá cổ phiếu VNA từ năm 2021 đến nay

Từ đầu tháng 5/2024, cổ phiếu VNA bước vào đà tăng tích cực, đưa thị giá từ 19,000 đồng lên vùng cao nhất gần 2 năm qua, đạt 32,500 đồng/cp (phiên sáng 21/06), tăng hơn 71%. Khối lượng khớp lệnh gần 65 ngàn cp.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   VCI: Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu ESOP (20/06/2024)

>   YEG: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của người nội bộ Nguyễn Văn Nam, Phạm Minh Tiến, Trần Thị Mỹ Duyên, Chế Đoàn Viên (20/06/2024)

>   YEG: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của người nội bộ Vương Hồ Trí Dũng, Lê Phương Thảo, Ngô Thị Vân Hạnh (20/06/2024)

>   YEG: CBTT nhận được công văn của UBCK về báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu ESOP (20/06/2024)

>   MSN: Báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu ESOP (19/06/2024)

>   NAB: Thông báo Quy chế phát hành ESOP (18/06/2024)

>   MBB: MBB CBTT Báo cáo kết quả phát hành ESOP và Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (13/06/2024)

>   BAF: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của Người nội bộ Nguyễn Quốc Văn (13/06/2024)

>   BAF: Thông báo giao dịch cổ phiếu ESOP của người nội bộ Trương Anh Tuấn (13/06/2024)

>   PDR chào bán được gần 120 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phân phối hơn 89% (12/06/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật