Thứ Năm, 09/05/2024 13:25

Thanh tra 19 DN bất động sản, kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, qua thanh tra 19 doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.400 tỷ đồng. Hết năm 2023, vẫn có một số “ông lớn” như Handico nợ hơn 731,8 tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Theo đó, giai đoạn 2015-2023, Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Bộ đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.418 tỷ đồng; trong đó yêu cầu nộp ngân sách nhà nước 493,1 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 999,8 tỷ đồng.

Giai đoạn 2015-2023, Thanh tra Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra và kết luận thanh tra tại 19 đơn vị có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Ảnh: Hoàng Hà

Số tiền các cơ quan thanh tra kiến nghị xử lý tài chính chủ yếu liên quan đến tiền sử dụng đất, kê khai nộp thiếu các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, xác định sai thuế suất ưu đãi…

Loạt các doanh nghiệp bị thanh tra, yêu cầu xử lý tài chính đều là các “ông lớn” trên thị trường bất động sản như: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng UDIC, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty IDICO-CTCP, Tổng công ty 319 BQP, Tổng công ty Viglacera, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico), Công ty CP Kosy…

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, đến 31/12/2023, các đơn vị và các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bất động sản được thanh tra đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các kiến nghị và nộp ngân sách.

Chỉ còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện xong do vướng mắc về xác định giá trị tiền sử dụng đất, phân bổ chi phí hạ tầng kỹ thuật, chuyển nhượng tài sản… dẫn đến chậm quyết toán, chậm thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.

Trong đó tính đến cuối năm 2023, có một số doanh nghiệp như: Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico) nợ hơn 731,8 tỷ đồng, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị nợ hơn 8,2 tỷ đồng, Tổng công ty CP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) nợ hơn 16,7 tỷ đồng…

Nguyễn Lê

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Phó Thủ tướng: Định giá đất phải khách quan, minh bạch, không để giá đất biến động nóng (09/05/2024)

>   TPHCM: Đơn vị thẩm định giá đất có hiện tượng 'đi đêm' với nhà đầu tư? (08/05/2024)

>   TP HCM: Giữ nguyên diện tích tối thiểu tách thửa đất ở, đất nông nghiệp (07/05/2024)

>   Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (06/05/2024)

>   HoREA đề nghị phân biệt rõ giữa đấu thầu và đấu giá sử dụng đất (06/05/2024)

>   Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất mẫu sổ hồng, sổ đỏ mới (06/05/2024)

>   Chủ đầu tư dự án IFC One Saigon bị cưỡng chế thuế gần 30 tỷ đồng (03/05/2024)

>   Lý do khiến hơn 2.700 căn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng (02/05/2024)

>   Người mua nhà ở xã hội tại TP.HCM phải chờ ít nhất 15 ngày để xác minh (23/04/2024)

>   Chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất dự án, cư dân bức xúc vì bị ‘treo’ sổ hồng (23/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật