Chủ Nhật, 05/05/2024 22:02

Nhiều yếu tố hỗ trợ, lãi ròng quý 1 của Cảng Sài Gòn gấp đôi cùng kỳ

CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng hơn 50 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ, hỗ trợ bởi hoạt động cốt lõi là cung cấp dịch vụ khai thác cảng tăng trưởng, bên cạnh đó, lãi hoạt động tài chính gấp 13 lần và có lãi trở lại từ công ty liên doanh, liên kết.

Kết quả kinh doanh theo quý của SGP những năm gần đây

Quý 1/2024, doanh thu thuần SGP gần 261 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, đóng góp đến 69% trong đó là hoạt động cung cấp dịch vụ khai thác cảng.

Đáng chú ý, doanh thu từ các bên liên quan tăng đến 70%, đạt gần 62 tỷ đồng, tương ứng chiếm 24% doanh thu SGP, cao hơn đáng kể con số 17% của cùng kỳ. Phần lớn doanh thu các bên liên quan đến từ Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế cảng Sài Gòn-SSA hơn 26 tỷ đồng và Công ty TNHH Cảng Quốc tế Cái Mép hơn 17 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ giá vốn, SGP lãi gộp hơn 91 tỷ đồng, tăng 15%.

Hoạt động tài chính cho thấy sự hiệu quả khi có lãi hơn 10 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ, nhờ tăng mạnh doanh thu từ lãi tiền gửi và tiền cho vay, trong khi chi phí lãi tiền vay giảm mạnh.

Điểm sáng khác là SGP chuyển sang lãi hơn 10 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, thay vì chịu lỗ gần 6 tỷ đồng như cùng kỳ, tương đương chênh lệch tăng hơn 16 tỷ đồng. Theo Công ty lý giải, trong quý 1, lợi nhuận CTCP Cảng Tổng hợp Thị Vải tăng 2.32 tỷ đồng, Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế cảng Sài Gòn – SSA tăng hơn 14 tỷ đồng và Công ty TNHH Cảng Quốc tế SP – PSA giảm nhưng không đáng kể, khoảng 157 triệu đồng.

Đối chút áp lực đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên gần 50 tỷ đồng, do tăng chi phí dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi và chi phí quản lý khác. Nhưng với việc doanh thu tăng mạnh như đã nêu ở trên, chi phí quản lý dù tăng nhưng tỷ trọng trên doanh thu chỉ còn 19%, tương ứng giảm hơn 1 điểm phần trăm.

Từ những diễn biến trên, SGP lãi trước thuế 63 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ và đã thực hiện 27% kế hoạch năm đề ra. Sau khi trừ thuế và lợi ích cổ đông không kiểm soát, SGP lãi ròng hơn 50 tỷ đồng, tăng 111%.

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của SGP
Đvt: Tỷ đồng

Tại thời điểm 31/03/2024, tổng tài sản SGP ghi nhận gần 5,379 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu năm, một nửa trong đó là tài sản cố định (tỷ trọng 28%) và đầu tư tài chính dài hạn (tỷ trọng 21%) vào các công ty liên doanh liên kết, góp vốn vào đơn vị khác.

Nguồn: BCTC quý 1/2024 của SGP

Ở bên kia bảng cân đối, SGP có tổng cộng gần 2,615 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 4% so với đầu năm và chiếm 49% tổng nguồn vốn. SGP không vay nợ nhiều, mà chủ yếu nợ dưới dạng phải trả dài hạn khác gần 1,783 tỷ đồng, nổi bật trong đó là 850 tỷ đồng phải trả Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông và 599 tỷ đồng phải trả Bộ Tài chính, đều liên quan đến tiền ứng vốn thực hiện dự án Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Ngoài ra, còn có khoản tiền gần 250 tỷ đồng bảo lãnh vay Cảng Quốc tế SP-PSA.

Nguồn: BCTC quý 1/2024 của SGP

Khoản nợ Công ty Ngọc Viễn Đông liên quan đến việc SGP nhận ứng vốn trong giai đoạn năm 2013-2015, được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt để thi công và đưa vào khai thác dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước giai đoạn 1. Theo thỏa thuận ngày 31/08/2017, Công ty Ngọc Viễn Đông thống nhất cho SGP tiếp tục quản lý, khai thác, kinh doanh tại khu Nhà Rồng – Khánh Hội trong thời gian dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước chưa hoàn thành.

SGP có trách nhiệm hoàn tất việc di dời, xử lý tài sản với điều kiện Ngọc Viễn Đông hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất đai, đồng thời kể từ ngày ký thỏa thuận, SGP không phải chịu các chi phí có liên quan trọng thời gian sử dụng đất. Sau khi hoàn tất công tác di dời, việc quyết toán tạm ứng vốn này sẽ được thực hiện giữa Công ty, Bộ Tài chính và Công ty Ngọc Viễn Đông.

Còn với khoản phải trả Bộ Tài chính, dự kiến SGP sẽ phải hoàn trả khi công tác xây dựng dự án hoàn tất.

Ngày 16/05/2009, Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước chính thức được xây dựng với quy mô cảng biển quốc tế. Theo kế hoạch ban đầu, giai đoạn 1 của dự án nằm trên sông Soài Rạp, huyện Nhà Bè, TPHCM với diện tích 54 ha, bao gồm 16.8 ha thuộc dự án Khu dịch vụ hậu cần Hiệp Phước. Tổng vốn đầu tư cảng là 2,735 tỷ đồng, xây dựng với 3 bến tàu dài 800m và 2 bến phao cho phép tàu trọng tải từ 30,000 DWT đến 50,000 DWT. Ngoài ra còn có bến sà lan 1,000 tấn cập cầu dẫn thượng lưu và hạ lưu, bãi hàng container, bãi hàng tổng hợp, kho hàng tổng hợp… Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 8.7 triệu tấn/năm.

Hiện dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước do CTCP Cảng Sài Gòn Hiệp Phước quản lý, đây cũng là công ty con của SGP. Dù kế hoạch ban đầu là hoàn thành trong năm 2011, nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Quy hoạch ở thời điểm ban đầu của Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   CIA: Quyết định về việc ban hành Điều lệ (Sửa đổi) (04/05/2024)

>   CTG123018: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (04/05/2024)

>   GEG121022: Báo cáo thường niên 2023 (04/05/2024)

>   NVL122001: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (04/05/2024)

>   IDJ: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (04/05/2024)

>   IDJ: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (04/05/2024)

>   CTG121030: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (04/05/2024)

>   CTG121030: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (04/05/2024)

>   CTG121031: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (04/05/2024)

>   CTG121031: Báo cáo tài chính quý 1/2024 (công ty mẹ) (04/05/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật