Thứ Hai, 15/04/2024 16:04

VN-Index có phiên giảm mạnh nhất trong gần 2 năm

Phiên đầu tuần 15/04, thị trường chứng khoán bị bán tháo bất ngờ. VN-Index "bốc hơi" gần 60 điểm (tương đương giảm 4.7%), đóng cửa ở mức 1,216.61 điểm. Trong đó, số mã giảm sàn là 157 mã, số mã giảm giá lên đến 587 mã, 726 mã đứng giá và chỉ có 122 mã tăng giá, 16 mã tăng trần.

Chứng khoán bị bán tháo trong phiên ngày 15/04/2024. Nguồn: VietstockFinance

Mức giảm của VN-Index phiên hôm nay (15/04) là phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua, kể từ ngày 12/05/2022; lúc đó, VN-Index giảm gần 63 điểm; xen giữa giai đoạn này, ngày 18/08/2023, VN-Index cũng bốc hơi gần 55 điểm.

VN-Index giảm điểm trong bối cảnh có nhiều biến động vĩ mô trên toàn cầu. Tỷ giá USD/VND sau đó cũng liên tục phá đỉnh lịch sử trước sức ép tăng nóng của giá USD trên thị trường quốc tế. Căng thẳng leo thang tại Trung Đông khiến các nhà đầu tư tìm đến “nơi trú ẩn” là các tài sản an toàn, dẫn đến nhu cầu nắm giữ USD tăng mạnh.

Trước đó, giới phân tích đã cảnh báo nhà đầu tư cần có sự thận trọng vì VN-Index đã có chuỗi tăng dài đến 5 tháng, và chiến lược phòng thủ nên được ưu tiên trong tháng 4.

Theo ông Võ Kim Phụng - Phó phòng Phân tích CTCK Beta, sức ép bán đã kéo dài một thời gian, diễn biến phiên hôm nay chỉ như “giọt nước tràn ly”.

Vị chuyên gia Beta chỉ ra có 2 nguyên nhân tạo áp lực lên thị trường gồm tỷ giá và lực bán của khối ngoại.

Về vấn đề tỷ giá, ông Phụng cho biết lạm phát tại Mỹ tháng qua cao hơn kỳ vọng, làm lo ngại Fed sẽ kéo dài thời gian hạ lãi suất hơn dự kiến. Điều này cũng tác động đến hành động của khối ngoại, với xu hướng bán ròng kéo dài dài từ tháng 4/2023 đến nay và chưa có dấu dừng lại. Theo thống kê của chuyên gia Beta, riêng trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng gần 50 ngàn tỷ trong thời gian này.

Khối ngoại còn tập trung vào bán các cổ phiếu nhóm trụ, vốn hóa lớn. Đến một thời điểm nào đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, với tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số. Bên cạnh đó, dòng tiền nâng đỡ của khối nội - được hưởng lợi bởi lãi suất thấp cũng không thể kéo dài lâu.

Ông Phụng cũng thông tin thêm, nếu so sánh với các TTCK khác trên thế giới, có lẽ chứng khoán Việt Nam đang rơi mạnh nhất, vì thế, yếu tố địa chính trị có thể không ảnh hưởng nhiều.

Chỉ số chứng khoán Nhật Bản (Nikkei 225) mất 0.9%, về 39,209.5 điểm. Tương tự, chỉ số chứng khoán Hồng Kông (Hang Seng), giảm 0.72%, về 16,600.46 điểm. Ngược dòng, chỉ số chứng khoán Thượng Hải (Shanghai) tăng 1.26%, lên 3,057.38 điểm.

Diễn biến một số TTCK châu Á
Nguồn: VietstockFinance

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   C92: Giải trình về việc duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu C92 (15/04/2024)

>   Kiểm toán từ chối ý kiến, PXS bị hạn chế giao dịch từ 17/04 (15/04/2024)

>   CKG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Nguyễn Thị Hoa Lệ (15/04/2024)

>   LPB: CBTT Báo cáo HĐQT về KQHĐ năm 2023 và KHHĐ năm 2024 (15/04/2024)

>   LPB: CBTT Tờ trình HĐQT về việc phê duyệt phương án tăng VĐL năm 2024 (15/04/2024)

>   TVC: Quyết định và Thông báo về tình trạng chứng khoán của cổ phiếu TVC (15/04/2024)

>   PXS: Quyết định về việc đưa vào diện hạn chế giao dịch và Thông báo về trạng thái chứng khoán (15/04/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Trạng thái giằng co chi phối thị trường (15/04/2024)

>   Thanh khoản SHB tăng vọt sau khi Phó Chủ tịch đăng ký mua hơn 100 triệu cp (15/04/2024)

>   PHP: Giới thiệu ứng viên thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (15/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật