Thứ Năm, 25/04/2024 09:02

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, việc tăng cung ngoại tệ, kiểm soát tỷ giá đồng thời giữ ổn định lãi suất là một thách thức không nhỏ cho chính sách. 

Tăng cung ngoại tệ

Trong 2 ngày đầu tuần này (22 - 23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra gần 350 triệu đô la Mỹ (USD) để tăng lượng cung ngoại tệ cho thị trường. Con số này khá khiêm tốn so với lượng dự trữ ngoại hối hiện có, ước tính vào khoảng 92-93 tỷ USD tính đến cuối năm 2023. Do đó, khả năng nhà điều hành sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để can thiệp hạ nhiệt tỷ giá USD/VNĐ trong thời gian tới.

Thị trường đã có những bước phản ứng tích cực, đặc biệt trên thị trường phi chính thức. Cụ thể, dù tỷ giá trung tâm USD/VNĐ và giá giao dịch tại các ngân hàng trong ngày 24/4 chưa giảm nhiều so với ngày trước đó, nhưng giá USD tự do ngay trong ngày 23/4 đã giảm mạnh 250 đồng ở chiều mua vào và giảm 170 đồng ở chiều bán ra, theo đó, thu hẹp mức tăng so với đầu năm về tương ứng 3.2% - 3.7%, xuống còn 25,520 – 25,700.

Như vậy, cùng với lượng ngoại tệ gia tăng từ các hoạt động thương mại và đầu tư, bản thân nhà điều hành cũng đang chủ động tăng nguồn cung cho thị trường. Thống kê cho thấy, trong quý 1 đầu năm nay, Việt Nam đã xuất siêu hàng hóa gần 8.1 tỷ USD; vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 4.63 tỷ USD, chưa kể đến nguồn kiều hối đổ về cao điểm trong các tháng đầu năm và lượng ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế đang phục hồi mạnh mẽ trở lại.

Cùng với chính sách tăng nguồn cung USD, NHNN cũng đã tổ chức đấu thầu vàng miếng. Sau khi thất bại trong phiên đầu tuần do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu, phiên kế tiếp ngày 23/4 có 2 thành viên trúng thầu trong số 11 thành viên tham gia, với khối lượng 3,400 lượng vàng tại mức giá quanh 81.3 triệu đồng/ lượng. Do khối lượng trúng thầu thấp hơn nhiều khối lượng NHNN đấu thầu là 16,800 lượng, nên cơ quan này tiếp tục tổ chức đấu thầu trong các phiên kế tiếp.

Việc NHNN tăng nguồn cung vàng miếng ra thị trường nhằm hướng đến mục tiêu bình ổn giá, hạn chế mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới quy đổi và giá vàng trong nước tiếp tục mở rộng ra, hoặc thậm chí thu hẹp lại. Mỗi lượng vàng miếng SJC trong nước hiện còn cao hơn 12-13 triệu đồng so với giá vàng thế giới quy đổi, tuy giảm so với mức 18-20 triệu đồng trước đó nhưng vẫn còn rất cao. Trong khi đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá sáng 24/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý, trước diễn biến khó lường và chênh cao so với thế giới.

Đáng chú ý, động thái tăng cung vàng miếng cho thị trường cũng có thể góp phần giúp hạ nhiệt tỷ giá. Giới phân tích cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới quá cao là một trong những yếu tố gây áp lực lên tỷ giá USD/VNĐ trong thời gian qua, khi các đầu nậu tìm cách gom USD trên thị trường để nhập lậu vàng ăn chênh lệch. Vì vậy, nếu nguồn cung vàng mở rộng từ các phiên đấu thầu của NHNN, chênh lệch thu hẹp cũng sẽ giảm bớt nhu cầu USD để nhập lậu vàng.

Ổn định thanh khoản

Tuy nhiên, việc bán ngoại tệ ra thị trường cũng đồng nghĩa với một lượng tiền đồng bị rút ra tương ứng. Chiếu theo mức giá bán niêm yết tại Sở giao dịch NHNN là 25,450 đồng ăn 1 USD, 350 triệu USD bán ra tương ứng hơn 8,900 tỷ đồng rút khỏi hệ thống. Ở thị trường vàng, 3,400 lượng bán ra tại mức giá 81.3 triệu đồng/ lượng, tương ứng hơn 276.4 tỷ đồng bị rút ra.

Trong bối cảnh tổng phương tiện thanh toán những tháng đầu năm thường tăng thấp, phần nào thể hiện qua mức tăng trưởng huy động vốn của toàn ngành tính đến 25/3 ghi nhận sụt giảm 0.76% so với đầu năm, nếu thời gian tới một lượng tiền đồng lớn bị rút ra cũng có thể sẽ gây áp lực lên thanh khoản của hệ thống và kế đó có thể là lãi suất.

Điều quan trọng là các chính sách này có thể sẽ chưa dừng lại. Giả sử nếu đợt can thiệp này NHNN bán ra khoảng 5 tỷ USD cũng tại mức giá 25,450 đồng, như vậy sẽ có hơn 127 ngàn tỷ đồng bị rút ra. Tương tự, nếu các đợt đấu thầu vàng miếng kế tiếp được tổ chức thành công, chỉ dừng lại ở mức 20,000 lượng vàng, cũng sẽ có hơn 1.6 ngàn tỷ đồng rút ra. Con số này là khá khiêm tốn, nhưng điều quan trọng là không ai biết được mức độ can thiệp trên thị trường vàng miếng sẽ đến đâu.

Trong bối cảnh tổng phương tiện thanh toán những tháng đầu năm thường tăng thấp, phần nào thể hiện qua mức tăng trưởng huy động vốn của toàn ngành tính đến 25/3 sụt giảm 0.76% so với đầu năm, nếu thời gian tới một lượng tiền đồng lớn bị rút ra cũng có thể sẽ gây áp lực lên thanh khoản của hệ thống và kế đó có thể là lãi suất.

Chính vì vậy, thời gian gần đây, NHNN đã tích cực hỗ trợ thanh khoản hệ thống nhiều hơn thông qua việc bơm ròng trên thị trường mở (OMO), đồng thời, lượng phát hành tín phiếu mới thấp hơn rất nhiều so với lượng tín phiếu đang đáo hạn dần. Đáng lưu ý là từ đầu tuần này, NHNN cũng đã liên tục mua giấy tờ có giá kỳ hạn 14 ngày thay vì 7 ngày trước đó, với thời hạn dài hơn sẽ hỗ trợ thanh khoản có tính ổn định hơn.

Ngày 23/4, nhà điều hành đã mua kỳ hạn 14 ngày với giá trị lên đến 36 ngàn tỷ đồng, trong khi chỉ phát hành thêm 2.15 ngàn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày. Với lượng tín phiếu phát hành vào tháng 3 đáo hạn và lượng giấy tờ có giá mà NHNN mua kỳ hạn 7 ngày vào tuần trước, trong ngày 23/4 cơ quan này đã bơm ròng 25.55 ngàn tỷ đồng.

Tiếp đó, ngày 24/4, NHNN chỉ phát hành 1.4 ngàn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, trong khi tiến hành mua kỳ hạn 14 ngày với giá trị hơn 25 ngàn tỷ đồng. Cùng với lượng đáo hạn, ngày 24/4 tiếp tục bơm ròng gần 26.7 ngàn tỷ đồng. Như vậy chỉ trong vòng 2 ngày 23 - 24/4, NHNN đã bơm ròng lượng tiền đồng lên tới gần 52.3 ngàn tỷ đồng. Còn nếu tính từ đầu tháng 4 đến ngày 24/4, đã có hơn 175 ngàn tỷ đồng được bơm ra hệ thống.

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, việc tăng cung ngoại tệ, kiểm soát tỷ giá đồng thời giữ ổn định lãi suất là một thách thức không nhỏ cho chính sách. Để làm được điều này, rõ ràng nhà điều hành đang tích cực sử dụng thị trường mở như là kênh bơm hút vốn nhịp nhàng tùy thời điểm, để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức gặp căng thẳng cục bộ.

Phan Thụy

FILI

Các tin tức khác

>   ĐHĐCĐ Saigonbank: Lãi trước thuế quý 1 giảm 35% (25/04/2024)

>   Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm  (24/04/2024)

>   Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1 (24/04/2024)

>   Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1 (24/04/2024)

>   VPBank thực hiện gần 1/4 mục tiêu kinh doanh năm 2024 trong quý 1 (24/04/2024)

>   Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2 (24/04/2024)

>   Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng (24/04/2024)

>   Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ (24/04/2024)

>   NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm (23/04/2024)

>   Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ (23/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật