Thứ Sáu, 26/04/2024 15:57

Nhịp đập Thị trường 26/04: Lực cầu xuất hiện cuối phiên, VN-Index bảo toàn sắc xanh

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4.55 điểm (0.38%), lên mức 1,209.52 điểm; HNX-Index giảm 0.75 điểm (0.33%), về mức 226.82 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 403 mã tăng và 384 mã giảm. Rổ VN30 cân bằng với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 574 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 14 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 60 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.2 ngàn tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index trong phiên 26/04/2024

VN-Index mở phiên chiều với trạng thái giằng co quanh tham chiếu cho đến gần cuối phiên, sau đó lực mua chiếm ưu thế giúp chỉ số bảo toàn sắc xanh cho đến kết phiên. Về mức độ ảnh hưởng, VIC, HDB, GVRMWG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 4.2 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, BID, MSN, GASCTG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1.4 điểm của chỉ số.

HNX-Index có diễn biến ngược lại, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã TAR (-9.52%), VNR (-2.53%), MBS (-2.17%), SHS (-2.14%),…

Ngành bán lẻ là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 2.06% chủ yếu đến từ các mã MWG (+2.04%), PNJ (+0.85%) và FRT (+5.23%). Theo sau là ngành sản xuất nhựa - hóa chất và ngành bất động sản với mức tăng lần lượt là 1.51% và 1.17%. Ở chiều ngược lại, ngành sản phẩm cao su có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.1% chủ yếu đến từ mã DRC (-0.84%), CSM (-1.35%), và SRC (-1.96%).

Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại mua ròng hơn 24 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã MWG (273.67 tỷ), VCB (73.69 tỷ), VNM (43.87 tỷ) và KDH (41.39 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 97 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (95.17 tỷ) và IDC (10.63 tỷ).

Kết quả giao dịch của khối ngoại

Phiên sáng: Tâm lý dè chừng vẫn đang hiện diện

Đà tăng của VN-Index dừng lại với hơn 3 điểm tăng sau khi đã bị thu hẹp vào cuối phiên sáng. Đồng thời khối ngoại duy trì việc bán ròng cho thấy tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan tích cực. Kết phiên sáng, VN-Index tăng 3.63 điểm, tương đương 0.3%. Ngược lại, HNX giảm 0.54 điểm, tương đương 0.24%.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 288 triệu đơn vị, với giá trị hơn 7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 28 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 534 tỷ đồng.

Thị trường bắt đầu leo dốc và bật tăng mạnh vào giữa phiên sáng, sau đó áp lực chốt lời càng gia tăng kéo chỉ số về gần mốc tham chiếu. Song nhờ sự hưng phấn vẫn được duy trì đã giúp VN-Index đóng cửa thành công trên ngưỡng 1,208 điểm, dù chỉ số giao dịch khá khó khăn trong nửa cuối phiên sáng. Kết phiên, bộ đôi VCB (+2.2%) và VIC (+2.7%) là đầu tàu dẫn dắt thị trường với mức đóng góp lần lượt là 2.78 và 1.1 điểm tăng cho VN-Index, theo sau là HDB (+3.8%) đóng góp 0.62 điểm, GVR (+1.7%) đóng góp 0.49 điểm. Ngược lại, áp lực điều chỉnh của các mã CTG (-1.8%), HPG (-1.2%), VPB (-1.1%) kìm hãm đà tăng tốc của chỉ số.

Nhóm ngành bán lẻ góp phần tăng trưởng rất tích cực cho chỉ số vào cuối phiên sáng nay. Trong đó, các mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng khá tốt, điển hình như MWG tăng 1.49%, FRT tăng mạnh 4.71% và CCI tăng 6.57%. Ngược lại, cổ phiếu PNJ giảm nhẹ 0.32%.

Bên cạnh đó, ngành nhựa - hóa chất cũng nằm trong nhóm tăng trưởng tích cực từ đầu phiên sáng nay. Cụ thể GVR (+1.7%), DGC (+1.46%), NTP (+1.25%), CSV (+1.43%), LIX (+2.97%),…

Ngược lại, các nhóm ngành như chứng khoán, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cao su, thiết bị điện và tài chính khác đều ghi nhận không mấy tích cực trong phiên sáng nay.

10h30: Tâm lý lưỡng lự xuất hiện

Nhà đầu tư tỏ ra khá phân vân khiến cho các chỉ số chính giao động quanh mốc tham chiếu. Tính đến 10h30, VN-Index tăng nhẹ 6.18 điểm, giao dịch quanh mức 1,211 điểm. HNX-Index giảm nhẹ 0.28 điểm, giao dịch quanh mức 227 điểm.

Độ rộng của rổ chỉ số VN30-Index với sắc xanh có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, ở chiều tích cực có VIC tăng 1.20 điểm, SHB tăng 1.01 điểm, HDB tăng 0.97 điểm và FPT tăng 0.95 điểm. Trái lại, chỉ còn một số mã cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán như HPG, VPB, VRESSB lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số chung.

Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản tuy đang diễn biến phân hóa nhưng số lượng mã giữ được sắc xanh vẫn đang chiếm ưu thế. Ở chiều mua với sự góp mặt của VHM tăng 0.37%, VIC tăng 2.5% và NVL tăng 0.99% đang dẫn đầu nhòm ngành này. Bên cạnh đó, một số mã như VRE, DIG, NLGKBC hiện vẫn đang chịu áp lực bán nhưng không đáng kể.

Theo sau là nhóm ngành ngân hàng cũng duy trì được mức tăng khá tốt với những cổ phiếu như VCB tăng 1.65%, TCB tăng 0.22%, MBB tăng 0.22% và ACB tăng 0.56%...

Ở chiều ngược lại, nhóm chứng khoán đang có diễn biến khá kém sắc khi thông tin Ủy ban Chứng khoán không chấp thuận KRX vận hành vào ngày 2/5 sắp tới được công bố trong sáng nay với các mã đầu ngành chịu áp lực bán như SSI giảm 0.57%, VND giảm 1.43%, VCI giảm 0.43% và HCM giảm 1.83%...

So với đầu phiên, bên mua vẫn có phần lấn lướt hơn dù độ rộng vẫn đang chiếm phần lớn từ các mã đang đứng giá (hơn 1,000 mã). Số mã tăng là 311 mã (18 mã tăng trần) và số mã giảm là 251 mã (21 mã giảm sàn).

Mở cửa: Tâm lý thận trọng

Đầu phiên 26/04, tính tới 9h30, VN-Index giảm điểm nhẹ với tâm lý thận trọng khi liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Sáng nay (26/04),Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công văn hỏa tốc gửi các Sở giao dịch và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) trả lời về tờ trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) về việc chấp thuận vận hành chính thức Hệ thống công nghệ thông tin KRX (hệ thống KRX).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết việc HOSE trình cơ quan này đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX khi chưa có báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và VSDC) là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Ngay đầu phiên sáng (26/04), nhóm ngành chứng khoán ghi nhận không mấy tích cực với mức giảm 1.45%. Chủ yếu đến từ các mã đầu ngành như SSI đang giảm 1.13%, VND (-1.9%), VCI (-1.17%), SHS (-1.07%), HCM (-2.38%)… Một số cổ phiếu tỷ trọng nhỏ giảm tiêu cực cũng tác động tới chỉ số ngành, MBS (-1.81%), FTS (-1.64%), VIX (-1.46%),…

Theo sau là nhóm sản xuất nhựa – hóa chất cũng giảm tương tự, khi các mã cổ phiếu tiếp tục giảm điểm so với các phiên trước đó. Các cổ phiếu như BMP giảm 2.29%, DCM giảm 0.98%, GVR giảm 0.17%, PHR giảm 0.78 % và LAS giảm 1.05%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 26/04/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm (25/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 26/04/2024: Hiện tượng phân hóa đang diễn ra (25/04/2024)

>   Thị trường chứng quyền 26/04/2024: Tâm lý nhà đầu tư thiếu ổn định (25/04/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 25/04: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất MWG, nhóm ngân hàng gây thất vọng (25/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 25/04/2024: Triển vọng phục hồi đang quay lại (24/04/2024)

>   Vietstock Daily 25/04/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu (24/04/2024)

>   Thị trường chứng quyền 25/04/2024: Tình hình đang chuyển biến tích cực (24/04/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 24/04: Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 28 điểm (24/04/2024)

>   Vietstock Daily 24/04/2024: Triển vọng ngắn hạn khá bi quan (23/04/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 24/04/2024: Xuất hiện trạng thái giằng co (23/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật