Thứ Bảy, 20/04/2024 06:33

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia trượt dốc, cộng thêm những khó khăn gần đây trên thị trường gắn liền với xung đột địa chính trị và lạm phát dai dẳng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/04, chỉ số Nasdaq Composite mất 2.05% còn 15,282.01 điểm, chỉ số S&P 500 lùi 0.88% xuống 4,967.23 điểm, rớt mốc 5,000 điểm. Cả 2 chỉ số này đều đã giảm 6 phiên liên tiếp, chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2022.

Trong khi, chỉ số Dow Jones tiến 211.02 điểm (tương đương 0.56%) lên 37,986.40 điểm, được hỗ trợ bởi đà tăng hơn 6% của cổ phiếu American Express sau báo cáo lợi nhuận.

Cổ phiếu Netflix sụt hơn 9% ngay cả sau khi kết quả doanh thu và lợi nhuận quý 1 đều vượt kỳ vọng. Số lượng người đăng ký của kênh phát trực tiếp này đã tăng 16% so với năm trước nhưng cho biết sẽ không báo cáo tư cách thành viên trả phí nữa kể từ năm 2025.

Các cổ phiếu con chip cũng chịu áp lực ngày càng tăng trong phiên buổi chiều, một dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang chuyển mạnh ra khỏi ngành dẫn đầu thị trường leo dốc. Cổ phiếu Nvidia sụt 10%, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020. Cổ phiếu Super Micro Computer bốc hơi hơn 23%.

Trong khi lĩnh vực công nghệ gây áp lực suy giảm trên thị trường, những lo ngại của nhà đầu tư về sự leo thang xung đột ở Trung Đông sau cuộc tấn công hạn chế của Israel vào Iran dường như phần lớn đã bị thổi bay vào thời điểm mở phiên ngày thứ Sáu.

Giá dầu tích tắc vọt hơn 3%, nhưng trồi sụt trong vài giờ kể từ đó. Hợp đồng Dow Jones tương lai có thời điểm sụt hơn 500 điểm chỉ sau một đêm trong bối cảnh lo ngại cuộc tấn công đủ để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.

Tuần này, S&P 500 chứng kiến tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023 trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng xung quanh lạm phát và chính sách tiền tệ.

Với mức giảm hơn 3%, đây cũng là tuần giảm thứ 3 liên tiếp của S&P 500. Một phần áp lực suy giảm đến từ các cổ phiếu công nghệ, khi lĩnh vực này có kết quả tệ nhất trong S&P 500 trong phiên lẫn trong tuần.

S&P 500 hiện giảm hơn 5% so với mức đỉnh 52 tuần, một phần của đà lao dốc thị trường chủ yếu được thúc đẩy bởi kỳ vọng giảm bớt về việc hạ lãi suất trong bối cảnh lạm phát dai dẳng. Các chuyên gia kinh tế và chiến lược gia hiện cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đợi ít nhất đến tháng 9 để hạ lãi suất.

Nasdaq Composite đã sụt 5.5% trong tuần này, đồng thời, ghi nhận 4 tuần giảm liên tiếp, đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 12/2022. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của Nasdaq Composite kể từ tháng 11/2022.

Với đà tăng vào phiên ngày thứ Sáu, Dow Jones đã nhích 0.01% từ đầu tuần đến nay. Đây là tuần tăng đầu tiên của Dow Jones 3 tuần vừa qua.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm (19/04/2024)

>   Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023 (19/04/2024)

>   Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm (18/04/2024)

>   Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do (18/04/2024)

>   S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp (18/04/2024)

>   Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024 (17/04/2024)

>   S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed (17/04/2024)

>   Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại (16/04/2024)

>   S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông (16/04/2024)

>   Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài (13/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật