Thứ Sáu, 26/04/2024 18:26

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSEIMP)
tổ chức vào ngày 26/04 thông qua mục tiêu doanh thu 2,365 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước; lãi trước thuế 423 tỷ đồng, tăng 12%. Được biết kết quả 2023 là mức kỷ lục của Doanh nghiệp kể từ khi lên sàn vào năm 2006.

Trong đó, Imexpharm đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu trên kênh OTC (thuốc không kê đơn) là 12% so với năm trước; và 49% đối với kênh ETC (thuốc kê đơn). EBITDA mục tiêu duy trì ở mức ổn định, với biên EBITDA là 23%.

Kết quả các năm và chỉ tiêu kế hoạch của Imexpharm năm 2024

Về định hướng chiến lược, dựa trên phân tích về tình hình vĩ mô của nền kinh tế và ngành dược, Doanh nghiệp dự kiến mở rộng MA EU nhóm 1. Hiện Imexpharm có 27 giấy phép tiếp thị EU MA cho 11 sản phẩm, và dự kiến mở rộng danh mục này khi đã xác định thêm 30 sản phẩm mục tiêu tiềm năng.

Thứ 2 là kế hoạch mở rộng sang các lĩnh vực trị liệu mới, thông qua quan hệ đối tác với các công ty dược phẩm nước ngoài, nhắm đến lĩnh vực như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa.

Thứ 3, IMP sẽ tăng tốc phát triển kinh doanh toàn cầu, hợp tác với các công ty đa quốc gia, mở rộng đội ngũ bán hàng để làm chủ thị trường trong nước.

Cuối cùng, tập trung vào chuyển đổi số, phát triển nhà máy mới.

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của IMP

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn An Duy cho biết, mục tiêu 2024 vẫn sẽ giữ biên lợi nhuận cao, khoảng 40-41%.

“Chúng tôi đã và đang làm nhiều chương trình tiết kiệm chi phí trong ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm gia tăng lợi nhuận trước thuế cho cổ đông. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã chuyển qua hình thức mua nguyên vật liệu cũng như nhiều vật dụng trong công ty theo mô hình tập trung để hưởng mức giá tốt, theo chuẩn mực quốc tế IMP vừa áp dụng” – theo ông Duy.

Tăng cổ tức lên 20%, mở rộng kênh OTC ra phía Bắc

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, sau năm lãi kỷ lục, ĐHĐCĐ Imexpharm thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2023 và 2024 là 20%, gồm 10% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu. Mức này cao hơn so với kế hoạch được thông qua từ ĐHĐCĐ 2023 (10% tiền mặt, 5% cổ phiếu).

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Chaerhan Chun cho biết thực chất mức 20% không hẳn sẽ duy trì tiếp trong tương lai, mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Bà Chun cho hay HĐQT đang tập trung nền tảng cơ bản của Doanh nghiệp, vì đây là yếu tố giúp IMP tăng trưởng, thu hút nhiều đầu tư.

Chủ tịch HĐQT IMP Chaerhan Chun (trái)

“Chúng tôi cũng sẽ tập trung vào việc gia tăng giá trị doanh nghiệp và nâng cao giá cổ phiếu. Không chỉ quan tâm đến cổ tức, chúng tôi mong muốn nhà đầu tư chú trọng nhiều hơn đến giá trị tiềm năng của các cổ phiếu Imexpharm mà họ đang nắm giữ” – theo bà Chun.

Với kế hoạch cổ tức 2023 được thông qua, thời gian tới, Doanh nghiệp sẽ phát hành thêm hơn 7 triệu cp, qua đó nâng vốn điều lệ lên hơn 770 tỷ đồng.

Về kế hoạch các kênh OTC và ETC trong năm 2024, Tổng Giám đốc Trần Thị Đào cho biết IMP sẽ tập trung quyết liệt với cả 2 kênh, đặc biệt là kênh ETC.

“ETC là kênh truyền thống mà chúng tôi đã khai thác hơn 20 năm. Các nhà máy gần ở khu vực Đồng Tháp đều khấu hao hết và đấy là một trong những nhóm sản phẩm mà ngay từ năm 1997, chúng tôi đầu tư lần đầu tiên đạt tiêu chuẩn Asean-GMP được chuyên gia nước ngoài huấn luyện. Đâu là kênh tất yếu mà chúng tôi buộc phải khai thác 100%” – trích lời Tổng Giám đốc IMP.

Tổng Giám đốc IMP Trần Thị Đào

Cũng theo bà Đào, kênh OTC hơn 20 năm qua được khai thác 100% tại 2 nhà máy ở Đồng Tháp, do đó vẫn sẽ giữ vững kênh này. Điểm đặc biệt là OTC chưa phủ sóng và mở rộng ở khu vực miền Bắc. Như vậy, mục tiêu năm 2024 là mở rộng kênh phía Bắc, khai thác tối đa khu vực miền Trung và miền Nam, cũng là động lực tăng trưởng cho năm 2024.

“Nhà máy IMP 4 năm 2023 chỉ là bước đầu, mới tạo ra doanh thu 80%. Năm 2024 trở đi kỳ vọng doanh thu từ nhà máy này, với các dây chuyền thuốc dịch truyền và đông khô. Đây là một trong những nhà máy sản xuất bởi 2 dây chuyền đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn EU-GMP” – bà Đào nói thêm.

Chủ tịch Chun nhận định ETC là kênh rất quan trọng. “Rõ ràng, khoảng 95% bệnh viện hiện nay là bệnh viện công, và Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các bệnh viện công. Chúng tôi có sản phẩm chất lượng cung cấp cho họ”.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   KDH: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2024 (26/04/2024)

>   KDH: BCTC quý 1 năm 2024 (26/04/2024)

>   ITD: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2024 (26/04/2024)

>   ITD: BCTC quý 4 năm 2024 (26/04/2024)

>   HVH: BCTC quý 1 năm 2024 (26/04/2024)

>   HVH: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2024 (26/04/2024)

>   GMD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 30 (26/04/2024)

>   FUESSVFL: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/04/2024 (26/04/2024)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 25/04/2024 (26/04/2024)

>   DVP: Nghị quyết HĐQT về việc giảm vốn điều lệ tại Công ty TNHH Tiếp vận SITC-Đình Vũ (26/04/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật