Thứ Ba, 19/03/2024 15:45

“Vùng vẫy” suốt 4 năm, cổ phiếu DXV vẫn chưa thoát khỏi diện cảnh báo

HOSE mới đây thông báo sẽ giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu DXV do Công ty chưa khắc phục nguyên nhân bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) cho biết sở dĩ đưa ra quyết định này là do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của CTCP VICEM Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng (HOSE: DXV) đang âm 8.3 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 14.16 tỷ đồng (dựa trên BCTC kiểm toán năm 2023), tiếp tục thuộc diện cảnh báo theo quy định.

Cách đây 2 tháng, trong nỗ lực đưa cổ phiếu về trạng thái bình thường, DXV đẩy mạnh thu hồi công nợ, đặc biệt là nợ quá hạn đã trích lập dự phòng; tập trung tiêu thụ xi măng, gạch, vỏ bao; tiếp tục triển khai thanh lý phế liệu làm tăng thu nhập khác nhưng tất cả đều chưa thể “cứu” cổ phiếu thoát khỏi diện cảnh báo.

Công ty cho rằng nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tiếp tục bị chậm, thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc là nguyên nhân khiến sản lượng tiêu thụ các sản phẩm gạch, xi măng, vỏ bao bị thấp.

Diễn biến lãi sau thuế và lãi sau thuế chưa phân phối của DXV từ năm 2019

Ngày 19/03/2024 vừa tròn 4 năm kể từ khi HOSE gửi quyết định đưa cổ phiếu DXV vào diện cảnh báo, bắt đầu tính từ 25/03/2020. Khi đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2019 của DXV lần lượt âm 6.9 tỷ đồng và âm 6.2 tỷ đồng.

Một năm sau, HOSE tiếp tục “giam” cổ phiếu này do chưa khắc phục hoàn toàn nguyên nhân đưa vào cảnh báo dù BCTC kiểm toán năm 2020 thể hiện mức lãi sau thuế 106 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 còn âm 6.4 tỷ đồng và tồn tại ý kiến kiểm toán ngoại trừ.

DXV nhận thông báo tương tự vào đầu năm 2022 và năm 2023 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2021 và năm 2022 lần lượt âm 6 tỷ đồng và 5.83 tỷ đồng.

Tình hình thị trường những năm qua liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế, địa chính trị thế giới cho đến bất động sản kém thanh khoản là một trong số những lý do khiến DXV “miệt mài” đưa ra các biện pháp khắc phục với hy vọng giai đoạn tiếp theo sẽ tốt hơn và có thể đưa cổ phiếu thoát khỏi diện cảnh báo nhưng đến nay vẫn “vùng vẫy” mà chưa thể dứt lỗ lũy kế.

Bất chấp bị cảnh báo trong 4 năm qua, giá cổ phiếu DXV từng đạt quanh mốc 11 ngàn đồng/cp đầu năm 2022 trong giai đoạn thị trường giá lên, gấp hơn 3 lần so với đầu năm 2020 trước khi giảm mạnh. Từ đó đến nay, cổ phiếu này chỉ được giao dịch quanh vùng 4,000 đồng/cp. Kết phiên 19/03/2024, giá dừng tại 3,750 đồng/cp. Thanh khoản từ đầu năm 2023 đến nay trung bình chỉ khoảng 11,000 cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu DXV từ đầu năm 2020

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu AGM sắp được giao dịch toàn thời gian trở lại (19/03/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/03: Tâm lý thận trọng xuất hiện (19/03/2024)

>   HBC: Thông báo ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2024 (19/03/2024)

>   AGM: Cổ phiếu AGM chuyển từ diện đình chỉ giao dịch sang diện kiểm soát (19/03/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 19/03: VN-Index giảm 4 phiên liên tiếp (19/03/2024)

>   FUEMAV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/03/2024 (19/03/2024)

>   FUEKIVFS: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/03/2024 (19/03/2024)

>   FUEFCV50: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/03/2024 (19/03/2024)

>   FUEKIV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/03/2024 (19/03/2024)

>   FUEIP100: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 19/03/2024 (19/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật