Thứ Sáu, 01/03/2024 08:24

TPHCM cần chính sách gì để phát triển thị trường tín chỉ carbon?

Mặc dù có thuận lợi về cơ chế tài chính theo Nghị quyết 98, TPHCM cần phải ban hành chính sách quy định về nguồn vốn tài trợ và các phương thức sử dụng vốn cho hoạt động phát triển dự án phát hành tín chỉ carbon.

Tọa đàm diễn ra tại trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH). Nguồn: BTC

Đó là một trong những gợi ý chính sách được nêu ra tại buổi tọa đàm chủ đề Thị trường carbon: dự báo tác động và định hướng chính sách từ TPHCM, tổ chức bởi trường Đại học Kinh tế TPHCM diễn ra ngày 29/02/2024, hướng đến tăng cường vai trò của thành phố là bên phát hành tín chỉ carbon trong thị trường carbon tự nguyện.

Việc ban hành cơ chế tài chính rõ ràng giúp thành phố phân bổ nguồn lực công hợp lý, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn trong suốt vòng đời của dự án nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng của tín chỉ carbon có thể phát hành.

Bên cạnh đó, tọa đàm nêu rõ việc triển khai các dự án phát hành tín chỉ carbon cần phải đáp ứng được yêu cầu của các cơ chế định giá carbon. Chính vì vậy, TPHCM cần ban hành các hướng dẫn liên quan đến quản lý và vận hành dự án, trong đó cần nêu rõ vai trò của từng cơ quan trong hoạt động triển khai, theo dõi giám sát và đánh giá hiệu quả nhằm đảm bảo dự án đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức định giá tín chỉ và phát hành thành công tín chỉ ra thị trường.

Các dự án phát hành thành công tín chỉ carbon sẽ mang đến nguồn thu lớn vào ngân sách, do đó thành phố cần có chính sách quy định rõ việc sử dụng và giám sát các nguồn thu này cho mục đích tái đầu tư vào các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường.

TPHCM có thể xem xét hợp tác với các tổ chức tư nhân để tận dụng nguồn lực về tài chính, nhân sự và kỹ thuật, nhằm gia tăng quy mô và hiệu quả của các dự án tiềm năng. Trong trường hợp này, thành phố cần ban hành chính sách quy định việc hợp tác phát triển công ty trong thị trường carbon tự nguyện nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Cần chính sách phù hợp để hạn chế nhiễu loạn thị trường

Với vai trò là người mua tín chỉ carbon, TPHCM cần xây dựng lộ trình và các nền tảng nghiên cứu rõ ràng các vấn đề cụ thể. Độ xác thực và đáng tin cậy của các tín chỉ carbon được phát hành bởi các tổ chức khác nhau khi thực tế cho thấy mỗi tổ chức lại có cách đánh giá khác nhau. Việc này cần hợp tác với các tổ chức quốc tế uy tín để xây dựng hệ thống thẩm định và giám sát dự án hiệu quả.

Ngoài ra, các gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp, ngành nghề sẽ khác nhau, nếu không có các chính sách hỗ trợ phù hợp có thể gây nên nhiễu loạn thị trường.

Tọa đàm đề xuất tham khảo kinh nghiệm của thế giới để thành lập các quỹ cho mục đích bảo vệ môi trường. Điển hình như Quỹ bảo vệ môi trường New Zealand hỗ trợ các dự án giảm phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín chỉ carbon từ các dự án này.

Để thúc đẩy hoạt động của thị trường, TPHCM nên trang bị kiến thức và tăng cường nhận thức về thị trường carbon cho doanh nghiệp và cộng đồng. Thành phố có thể xem xét ban hành các chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu và kế hoạch giảm phát thải một cách tự nguyện và giao dịch tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải của cơ sở.

Để giúp thành phố ứng phó với thuế carbon xuyên biên giới, tọa đàm đề xuất chính quyền thành phố ban hành một loại phí mới, chẳng hạn phí carbon và sử dụng số thu từ nguồn này hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu.

Chính quyền thành phố cũng cần tích cực hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, giảm phát thải carbon. Đồng thời chủ động đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản công trên địa bàn thành phố để có thể giảm thiểu phát thải từ việc sử dụng điện, hướng đến lộ trình trở thành một nhà cung cấp tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện.

TPHCM cần tận dụng cơ chế đặc thù để duy trì vị thế dẫn đầu

GS.TS. Sử Đình Thành – Giám đốc Đại học UEH. Nguồn: BTC

Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS. Sử Đình Thành – Giám đốc Đại học UEH chia sẻ, là một thành phố năng động và phát triển nhanh chóng, TPHCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm không khí (phát thải hơn 60 triệu tấn CO2/năm, chiếm khoảng từ 18-23% cả nước). Do vậy, TPHCM có tiềm năng và cơ hội nhất định khi được áp dụng cơ chế đặc thù thí điểm theo tinh thần Nghị quyết 98/2023/NQ15.

Theo ông Thành, việc triển khai thị trường carbon vào năm 2028 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thành phố. Đầu tiên, thị trường carbon sẽ là công cụ hiệu quả giúp giảm thải khí nhà kính hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, góp phần cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Thứ hai, thị trường carbon sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả hơn các đầu vào sản xuất, từ đó góp phần gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tiếp theo, thị trường carbon sẽ tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường, thu hút nguồn tài chính khí hậu quốc tế,… thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và tạo nhiều việc làm mới. Việc tham gia vào thị trường carbon quốc tế sẽ giúp thành phố nâng cao vị thế quốc tế trong nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.

Cơ chế thuế carbon xuyên biến giới (CBAM – Carbon Border Adjustment Mechanism) được Liên minh châu Âu ban hành là một cơ hội và thách thức đối với TPHCM. Chính vì lý do đó, việc khai thác các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 hiệu quả sẽ giúp thành phố tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức và góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đây là lợi thế vượt trội để chính quyền thành phố khẳng định vị thế đi đầu, năng động, sáng tạo, hiệu quả, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn trong khi vẫn đặt lợi ích môi trường và phát triển bền vững lên hàng đầu.”, vị Giám đốc Đại học UEH chốt lại.

Tọa đàm đã mang đến những cơ hội và thách thức nghiên cứu thị trường carbon. Theo đó, thị trường carbon là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu và TPHCM có nhiều tiềm năng để triển khai thí điểm cũng như vận hành thị trường carbon góp phần mang lại nhiều lợi ích cho thành phố, cũng như cả nước.

* Câu chuyện về tín chỉ carbon: Góc nhìn từ đơn vị trung hòa phát thải từ bản chất

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Hơn 22,000 doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm (29/02/2024)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm ước tính tăng 5.7% so với cùng kỳ năm trước (29/02/2024)

>   2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt hơn 59.8 ngàn tỷ đồng (29/02/2024)

>   Việt Nam xuất siêu 4.72 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2024  (29/02/2024)

>   ‘Đất vàng’ trong vụ Vạn Thịnh Phát được nâng khống giá gấp chục lần (29/02/2024)

>   Tập đoàn FWD bắt tay Microsoft nâng cao trải nghiệm khách hàng, định hình tương lai bảo hiểm (29/02/2024)

>   Đại diện Vietnam Airlines nói gì về việc tăng giá trần vé bay nội địa từ 1/3? (28/02/2024)

>   Đường dây 500kV kéo điện ra Bắc: Hoàn tất bàn giao mặt bằng trong tháng 3 (28/02/2024)

>   Tổng vốn FDI đăng ký trong 2 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 4.3 tỷ USD, tăng gần 39% so với cùng kỳ (27/02/2024)

>   Nền tảng ứng dụng “FiSafe: Ý tưởng đầu tư Chứng khoán” ra mắt cộng đồng nhà đầu tư (28/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật