Thứ Năm, 21/03/2024 09:32

Seaspimex đặt kế hoạch lãi từ xuất khẩu năm 2024 đi lùi

Nhận định tình hình còn nhiều khó khăn, Seaspimex kỳ vọng lãi trước thuế 22 tỷ đồng năm nay. Trong đó, lãi từ xuất khẩu 16 tỷ đồng, chỉ bằng 81% con số thực hiện năm ngoái.

Nhà máy chính của Seaspimex tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Nguồn: Seaspimex

Lạc quan hơn về thị trường nội địa

Năm 2024, CTCP Thủy Đặc sản (Seaspimex, UPCoM: SPV) đặt mục tiêu doanh thu 450 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm ngoái cùng lãi trước thuế 22 tỷ đồng.

Công ty thủy sản dự báo tình hình nguyên liệu cho nhóm khách hàng xuất khẩu chủ lực và nội địa sẽ còn nhiều khó khăn trong năm 2024 do các yếu tố như mùa vụ, thủ tục giấy tờ khai thác theo EU, chi phí vận chuyển, cạnh tranh giá nên đã giảm kế hoạch doanh thu từ xuất khẩu trong năm nay xuống 322 tỷ đồng, giảm 6%; dù vậy chỉ tiêu từ hoạt động kinh doanh nội địa lại tăng tới 42%, lên 95 tỷ đồng.

Lãi trước thuế nội địa dự kiến tăng 54% lên 4.75 tỷ đồng dù chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 13% trong năm 2023). Kế hoạch sản lượng gia công bị thu hẹp 23% còn xấp xỉ 2.7 ngàn tấn.

Hoạt động kinh doanh của SPV đóng góp phần lớn bởi nhà máy chính tại TPHCM, chiếm 86% doanh thu và 99% lãi trước thuế trong năm 2023. Phần nhỏ còn lại từ chi nhánh xí nghiệp thủy sản Ba Tri và chi nhánh Hà Nội.

Bên cạnh những khó khăn sắp tới, chẳng hạn như phát sinh thường xuyên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc thiết bị hạ tầng nhà xưởng, không có nguồn lực đầu tư mới công nghệ, tình hình bất ổn thế giới kéo dài khiến chi phí vận tải biển tăng cao,… SPV cũng có một số thuận lợi có thể kể đến việc kinh doanh xuất khẩu có cơ hội mở rộng các nhóm khách hàng gồm ghẹ, cá hộp, ếch đông lạnh,… cũng như đẩy mạnh dòng sản phẩm mới như xúc xích tiệt trùng, cá xốt cà,…

Đứng trước những thách thức của ngành thủy sản, Công ty sẽ tiếp tục đánh giá để đầu tư dây chuyền công nghệ mới (dây chuyền đóng túi thực phẩm tiệt trùng) cho phân xưởng cá đóng hộp nhằm đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trưởng xuất khẩu lẫn nội địa.

Một số sản phẩm do Seaspimex cung cấp. Nguồn: Seaspimex

SPV dự định tăng thêm nhân sự bán hàng xuất khẩu; duy trì kinh doanh sản phẩm ghẹ cao cấp đóng hộp vào Mỹ, ếch đông lạnh và cá hộp vào châu Âu.

Ngoài ra, Công ty quyết định tập trung đầu tư cho kênh bán hàng nội địa như kênh siêu thị; bếp ăn tập thể tại các nhà máy, trường học, khu công nghiệp,…; hướng đến giữ vững thị phần gia tăng tỷ lệ doanh thu nội địa trong tổng doanh thu; tiếp tục hợp tác với Cholimex Food xây dựng các nhà phân phối ở miền Bắc và Tây Nam bộ.

SPV cho biết sẽ tiếp tục đầu tư nhà máy mới tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 và chuyển mục đích sử dụng đất, tài sản trên đất tại địa chỉ nhà máy B23/63 Hoàng Phan Thái, xã Bình Chánh như đã thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.

Với lợi nhuận thu được trong năm 2024, SPV dự trình cổ đông tỷ lệ cổ tức 5% bằng tiền hoặc cổ phiếu, số tiền 5.4 tỷ đồng và trích quỹ khen thưởng phúc lợi 2.6 tỷ đồng (15% lãi sau thuế).

Năm nay, SPV dự chi thù lao cho Thành viên HĐQT, Thành viên BKS và Thư ký HĐQT tổng cộng 576 triệu đồng (năm 2023 và 2022 là 540 triệu đồng). Trong đó, Chủ tịch HĐQT Huỳnh An Trung sẽ nhận 120 triệu đồng/năm, tương đương 10 triệu đồng/tháng, không thay đổi so với năm 2023 và 2022 (số tiền chưa bao gồm lương, thưởng năm 2023 là 336 triệu đồng, năm 2022 là 453 triệu đồng).

Tương tự, 4 Thành viên HĐQT nhận 6 triệu đồng/người/tháng, tổng cộng 288 triệu đồng. Các vị trí còn lại gồm Trưởng BKS được 5 triệu đồng/tháng; Thành viên BKS và Thư ký HĐQT sẽ nhận 3 triệu đồng/người/tháng.

Tự sản xuất để cải thiện biên lãi gộp

Khép lại năm 2023, SPV ghi nhận 448 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành gần 100% kế hoạch, tăng nhẹ 6% so với năm 2022. Lãi ròng 18 tỷ đồng, tăng đến 67% so với cùng kỳ và vượt 12% kế hoạch nhờ sản lượng sản xuất 3.1 ngàn tấn và sản lượng gia công 3.4 ngàn tấn, tăng lần lượt 72% và 11%.

Diễn biến lãi ròng của SPV từ năm 2007

Tổng tài sản cuối năm 2023 tăng thêm gần 10% so với đầu kỳ, ghi nhận 340 tỷ đồng; nợ phải trả, 174 tỷ đồng, chiếm 1/2 nợ là vay ngắn hạn.

Hiện cổ đông lớn của SPV gồm CTCP Đầu tư Vina (22.05%), CTCP Transimex (20.04%, HOSE: TMS), CTCP Dịch vụ văn hóa Việt (7.61%). Phần vốn của Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – CTCP (18%) do Thành viên HĐQT không điều hành ông Lê Vĩnh Hòa đại diện, người mới lên thay ông Trần Phước Thái hồi đầu năm.

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   BSP: Báo cáo tài chính năm 2023 (20/03/2024)

>   ABI: Báo cáo thường niên 2023 (20/03/2024)

>   BTG: Ngày đăng ký cuối cùng Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (20/03/2024)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 18/03/2024 (20/03/2024)

>   FUEFCV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

>   FUEBFVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

>   FUEMAVND: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

>   FUEMAV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

>   FUEIP100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

>   FUESSVFL: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 19/03/2024 (20/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật