Thứ Năm, 21/03/2024 15:37

Nhịp đập Thị trường 21/03: Thanh khoản tích cực, VN-Index bật tăng thốc cuối phiên

Chỉ số VN-Index về cuối phiên có pha tăng thốc khá bất ngờ, qua đó đưa chỉ số tăng 16.34 điểm, tiến đến đóng cửa ở mức 1,276.42; HNX-Index đạt 241.14 điểm, tăng 3.12 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0.27 điểm, lên 90.82.

Hiệu ứng đáo hạn phái sinh dường như không ảnh hưởng đến đà tăng phiên hôm nay. Thanh khoản VN-Index cũng gia tăng đáng kể, ghi nhận giá trị giao dịch trung bình trên 27,565 tỷ đồng, tương ứng tăng khoảng 30% so với phiên trước.

Như đề cập từ đầu phiên, nhóm chứng khoán tiếp tục có giao dịch sôi động trong câu chuyện chính liên quan đến thông tin UBCKNN đang lấy ý kiến cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch không ký quỹ 100%. Giải pháp này về cơ bản được sự đồng thuận và đánh giá có tính khả thi từ phía thành viên thị trường, Ngân hàng Thế giới và FTSE Russell. Các cổ phiếu như VNDSHS có mức tăng điểm hơn 3.6% đã để lại dấu ấn trong xuyên suốt hiên hôm nay.

Nhóm cổ phiếu “vua” cũng tích cực không kém như TCB (+6.62%) và HDB (+5.75%) có mức tăng ấn tượng, cổ phiếu VIB tăng gần 3% hay cổ phiếu MBB tăng hơn 2%. Song, riêng EIB đi ngược xu hướng, giảm 1.6%.

Nhóm bất động sản được giao dịch sôi nổi hơn trong phiên chiều. “Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím”, PDR đã tăng hết biên độ trong phiên giao dịch hôm nay; đây là một trong những cổ phiếu quỹ ETF lớn nhất Việt Nam là Fubon mua thêm 4.3 triệu cp trong giai đoạn từ 07-19/03/2024.

Nguồn cảm hứng lan rộng sang các cổ phiếu khác trong nhóm xây dựng và bất động sản như DIG (+4.28%), KBC (+4.86%) - vốn dĩ có phong độ tăng ổn định từ đầu phiên, tiếp tục tăng mạnh. Các cổ phiếu khác như DXG, CEO, NVL, VRE, LCG, HUT, HDC, KDH, HHV…cũng được bao trùm bởi sắc xanh.

Ngoài ra, HPX cũng là một cổ phiếu khác tăng hết biên độ. Cổ phiếu HPX có phiên tăng trần thứ 2, sau 6 tháng bị đình chỉ giao dịch.

Ở top cổ phiếu tác động tích cực đến chỉ số, cổ phiếu TCB nhanh chóng bắt kịp người dẫn đầu là VCB để trở thành bộ đôi có đóng góp tích cực nhất lên chỉ số; với mức tác động gộp của cả hai hơn 5.3 điểm. Con số này lớn nhất rất nhiều so với mức tác động giảm 0.58 điểm của cả top cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số cộng lại, mà LGC là cổ phiếu dẫn đầu.

Về khối ngoại, nhóm này bán ròng gần 194 tỷ đồng trên cả ba sàn. Riêng HOSE bán ròng 275 tỷ đồng; trong đó, cổ phiếu VNM bị bán ròng mạnh nhất (gần 200 tỷ đồng), xếp sau là VHM (-158 tỷ đồng), DIG (-149 tỷ đồng). Ngược lại, cổ phiếu VND được mua ròng nhiều nhất trên HOSE, gần 186 tỷ đồng;kế đến là KBC, 142 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu được khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên 21/03/2024

Phiên sáng: VN-Index tiếp đà hưng phấn

Kết phiên sáng, VN-Index tạm dừng ở mức 1,270.78 điểm, tăng 10.7 điểm khi thế trận tích cực từ đầu phiên được phe mua giữ vững và tiến công.

Chỉ số có lúc đột ngột hưng phấn, tăng vọt lên mốc 1,272.85 điểm, tức tăng 12.77 điểm. Kết phiên sáng, có 29 mã tăng trần, 475 mã tăng giá, 895 mã đứng giá và 204 mã giảm giá, giảm sàn 3 mã.

Thanh khoản thị trường cuối phiên sáng ghi nhận trung bình hơn 13,270 tỷ đồng, tăng khoảng 43% so với trung bình 9,300 tỷ đồng ở phiên trước.

Về diễn biến của các nhóm ngành, chứng khoán vẫn đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của nhà đầu tư. Cổ phiếu VNDSHS đang có phong độ tăng tích cực, với mức tăng trên dưới 4%.

Nhóm xây dựng và bất động sản cũng có diễn biến tương tự, một vài cổ phiếu như DIG, KBC, PDR, CEO đang là điểm nhấn sáng nhất.

Ở nhóm sản xuất, có thể thấy ASM đang chiếm một vùng màu tím nổi bật trên bảng đồ nhiệt thị trường, trong khi DGCKDC lại chiếm mảng đỏ. Cổ phiếu nhóm thép như HPG, NKGHSG giữ vững được đà tăng.

Nhóm ngân hàng đóng vai trò then chốt trong mức đóng góp vào đà tăng của chỉ số, với VCB đóng góp tăng gần 2.9 điểm, TCB đóng góp tăng 0.6 điểm. Xếp sau là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với như HPG, VHM, PLX hay MSN. Chiều ngược lại, BID dẫn đầu nhóm đối trọng, nhưng có vẻ yếu thế hơn, đóng góp giảm 0.14 điểm.

Trong khi chỉ số tăng tích cực thì nhóm nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng trên cả ba sàn với giá trị hơn 204 tỷ đồng. Tính riêng HOSE, khối này bán ròng 260 tỷ đồng, với mã DIG bị bán ròng nhiều nhất hơn 155 tỷ đồng và mua ròng nhiều nhất cổ phiếu VND hơn 161 tỷ đồng.

10h40: Quán tính tăng điểm được duy trì

Tiếp nối diễn biến đầu phiên, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng tích cực. Tính đến 10h27, VN-Index giao dịch quanh 1,266.48 điểm, tăng hơn 6.5 điểm so với phiên trước; giá trị giao dịch bình quân ghi nhận hơn 9,300 tỷ đồng, cao hơn so với mức 5,822 tỷ đồng của phiên trước.

Nhóm chứng khoán vẫn duy trì mức tăng điểm tích cực, một số cổ phiếu nổi bật như VNDSHS, có mức tăng khoảng 4%.

Ở nhóm ngân hàng, nhìn chung diễn biến vẫn còn tích cực, một vài cổ phiếu không theo được xu hướng tăng chung của ngành như MSB, MBB, TPB hay EIB.

Nhóm xây dựng và bất động sản khá phân hóa. Một vài cổ phiếu như KBC, PDR có mức tăng giá khoảng 3%. Trong khi đó, DIG, CTD, PC1, NLG có phần đuối sức hơn.

Ở nhóm sản xuất, cổ phiếu ASM tăng trần không rõ lý do. Các cổ phiếu nhóm thép như HSG, HPGNKG có đà tăng tích cực.

Trong top cổ phiếu ảnh hưởng tích cực lên VN-Index, VCB vẫn là lực đẩy chính, theo sau là TCB, HPGCTG. Song, phía đối trọng, VIC dẫn đầu nhóm cổ phiếu có tác động tiêu cực lên chỉ số.

Mở cửa: Sắc xanh bao trùm

Thị trường chứng khoán mở cửa tăng mạnh, chỉ số VN-Index giao dịch quanh 1,268 điểm, tăng gần 8 điểm so với phiên hôm trước. Các chỉ số Large Cap, Small Cap và Mid Cap cũng có diễn biến tích cực tương tự.

Diễn biến thị trường lúc 9h25. Nguồn: VietstockFinance

Rõ ràng, VN-Index đang có sự đồng thuận cao với Chứng khoán Mỹ khi cả 3 chỉ số chính là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite không những tăng điểm mà còn đóng cửa ở mức cao mọi thời đại vào ngày thứ Tư (20/03).

Mọi thứ diễn ra ngay sau khi có quyết định từ Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% - 5.5% sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Biểu đồ dot-plot cho thấy, các thành viên của Fed dự báo có 3 đợt hạ lãi suất trong năm nay, mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.

Sự nhạy cảm của nhóm chứng khoán rất rõ ràng với thông tin UBCKNN đang lấy ý kiến cho phép nhà đầu tư nước ngoài được giao dịch không ký quỹ 100%, với đà tăng tích cực ngay đầu phiên và chiếm một mảng xanh lớn trên bảng đồ nhiệt thị trường. Tương tự, nhóm cổ phiếu “vua” dòng ngân hàng cũng nối đà tăng phiên hôm trước, tiếp tục giữ sắc xanh.

Tuy nhiên, mọi thứ chỉ là khởi đầu, hôm nay thị trường có thể vấp phải hiệu ứng của đáo hạn phái sinh HĐTL VN30F2403.

Ở nhóm cổ phiếu tác động đến thị trường, VCB đang đóng vai trò đầu tàu trong top cổ phiếu ảnh hưởng tích cực, với mức đóng góp tăng gần 1.7 điểm; theo sau là TCB có mức đóng góp nhỏ hơn, ghi nhận 0.4 điểm. Nhóm tác động tiêu cực đến thị trường là VSH, FRTNAB.

Kha Nguyễn

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 21/03/2024: Tâm lý bớt bi quan trước đáo hạn (20/03/2024)

>   Vietstock Daily 21/03/2024: Tăng trong nghi ngờ (20/03/2024)

>   Thị trường chứng quyền 21/03/2024: Lạc quan trở lại (20/03/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 20/03: Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt nhịp hồi (20/03/2024)

>   Vietstock Daily 20/03/2024: Tâm lý thận trọng bủa vây (19/03/2024)

>   Thị trường chứng quyền 20/03/2024: Rủi ro vẫn còn hiện hữu (19/03/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 20/03/2024: Khối ngoại giao dịch thiếu ổn định (19/03/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 19/03: VN-Index giảm 4 phiên liên tiếp (19/03/2024)

>   Vietstock Daily 19/03/2024: Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn còn (18/03/2024)

>   Thị trường chứng quyền 19/03/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (18/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật