Thứ Năm, 14/03/2024 11:45

HoREA đề xuất loạt giải pháp gỡ khó pháp lý cho dự án bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết nhờ hoạt động tích cực của Chính phủ, khoảng 100 dự án bất động sản trên cả nước đã được tháo gỡ khó khăn trong năm 2023, riêng TPHCM tháo gỡ được 30% trong tổng số 148 dự án vướng mắc.

Cụ thể, Chính phủ quyết liệt tháo gỡ ngay các vướng mắc của các văn bản dưới Luật, điển hình như:

Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ “hạ cánh mềm, không bị đổ vỡ;

Nghị định 10/2023/NĐ-CP bước đầu tạo điều kiện để cấp sổ hồng cho khoảng 100,000 căn hộ du lịch (condotel);

Nghị định 12/2023/NĐ-CP về cơ bản tháo gỡ được vướng mắc trong công tác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại để giúp cho hàng trăm ngàn người mua nhà sớm được cấp sổ hồng; 

Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ;  đặc biệt là Thông tư 10/2023/TT-NHNN ngừng thực hiện một số quy định của Thông tư 06/2023/TT-NHNN (trước khi Thông tư 06 có hiệu lực thi hành), đã hỗ trợ thiết thực cho rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, NHNN đã ban hành Chương trình tín dụng 120,000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1.5 - 2% lãi suất cho vay thương mại thông thường để hỗ trợ chủ đầu tư, người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

HoREA đề xuất bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ vướng mắt

Hiện tại, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong việc xử lý vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở do một số quy định của luật và đề xuất giải pháp khắc phục. HoREA đã có những đề xuất về các vấn đề này.

Đầu tiên, Hiệp hội đề nghị bổ sung quy định các trường hợp được phép thí điểm dự thảo “Đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác quy định của Luật” thì nhà đầu tư được phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại vì theo Luật Đất đai 2024 chỉ chấp nhận cho nhà đầu tư đang có đất ở và đất khác, chứ chưa quy định trường hợp có đất khác không phải đất ở.

Thứ hai, Hiệp hội đề nghị Tổ công tác cần quan tâm xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung quy định thông thoáng như Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản, nhà ở thương mại với điều kiện chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và quy định chủ đầu tư nhận chuyển nhượng có trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng, trong đó có nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án cho Nhà nước, không cần thiết quy định chủ đầu tư chuyển nhượng phải đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Bởi lẽ, nghĩa vụ tài chính của dự án chủ đầu tư chỉ thực hiện 1 lần (trừ trường hợp điều chỉnh dự án), nên đề xuất của Hiệp hội không làm thất thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai, mà còn giúp cho thị trường bất động sản vận hành minh bạch, lành mạnh và trước mắt là khơi thông nguồn lực đất đai, tạo dòng tiền, tăng tính thanh khoản, tạo lối thoát cho doanh nghiệp đang khó khăn và cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư có năng lực.

Thứ ba, HoREA đề nghị Tổ công tác và Bộ Xây dựng quan tâm bổ sung quy định chuyển tiếp trong dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển nhà ở xã hội để xử lý bất cập trên đây theo quy định áp dụng trở về trước (hồi tố) đối với các quy định pháp luật có lợi cho các đối tượng bị tác động theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cuối cùng, Hiệp hội đề nghị các địa phương xem xét giải quyết cho phép chủ đầu tư được tiếp tục huy động vốn đối với 30 - 50% sản phẩm nhà ở còn lại của dự án, trừ phần diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ cho đến khi chủ đầu tư hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) với Nhà nước.

Hà Lễ

FILI

Các tin tức khác

>   148 dự án bất động sản tại TPHCM đang gặp vướng mắc pháp lý nào? (12/03/2024)

>   “Kim tự tháp” ngược và xuôi thị trường nhà ở TPHCM (12/03/2024)

>   Phó Thủ tướng: Cần khắc phục tình trạng 'đẩy giá', 'thổi giá' của thị trường BĐS (11/03/2024)

>   Giá đất cao su dự báo tăng trước nhu cầu đất cho các khu công nghiệp miền Nam? (12/03/2024)

>   Các doanh nghiệp bất động sản đang đối diện với nhiều khó khăn (11/03/2024)

>   Loạt dự án dính sai phạm về đất đai, xây dựng ở Kiên Giang (10/03/2024)

>   TP HCM: Tiếp nhận gần 10.000 căn hộ tái định cư (09/03/2024)

>   Chung cư tăng nửa tỷ trong vài tháng, nhiều người ‘quay xe’ săn nhà trong ngõ (09/03/2024)

>   Giá nhà trung bình ở Việt Nam gấp gần 24 lần thu nhập hộ gia đình (08/03/2024)

>   Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Đề nghị Chính phủ có các giải pháp hiệu quả để điều tiết giá nhà ở (07/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật