Điều gì khiến các tổ chức tài chính đánh giá tích cực về Masan trong năm 2024?
Trong năm 2024, Masan sẽ tiếp tục tăng tốc ứng dụng công nghệ tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên toàn hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ và tăng quy mô khách hàng trên toàn cầu.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Đối với ngành tiêu dùng bán lẻ, hàng hóa rất đa dạng và điều này gây nên thách thức cho khách hàng trong việc tiếp cận đầy đủ sản phẩm của doanh nghiệp. Trải nghiệm khách hàng cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm khi xu hướng cá nhân hóa ngày càng phát triển. Để được người tiêu dùng tin cậy và tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, doanh nghiệp cần thấu hiểu họ bằng cách giới thiệu những sản phẩm thật sự phù hợp với cá nhân khách hàng nhờ vào dữ liệu như lịch sử mua hàng, tần suất đến cửa hàng.v.v..
Sở hữu hơn 38.000 đầu sản phẩm giúp phục vụ đa dạng nhu cầu hàng ngày cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam, Masan đã và đang áp dụng công nghệ Al (Trí tuệ nhân tạo) và ML (Máy học) vào xuyên suốt hệ sinh thái tiêu dùng để dự báo nhu cầu của cả khách hàng, đối tác, và thị trường nói chung. Được biết, doanh nghiệp hiện áp dụng quy trình dự báo theo tuần đạt tỉ lệ chính xác là 90% với độ lệch dưới 10%.
Bên cạnh đó, chương trình Hội viên WIN cho phép Masan thiết lập kết nối trực tiếp với các thành viên của mình dù họ có ở cửa hàng hay không. Đây là mô hình online to offline của Masan, phục vụ người tiêu dùng tại các điểm offline với chi phí thu hút khách hàng thấp và không tốn thêm chi phí khuyến mãi thông thường. Chương trình Hội viên WIN được định vị là sáng kiến “đôi bên cùng có lợi”, khi mà người tiêu dùng nhận được nhiều giá trị hơn cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày còn doanh nghiệp cũng nhận được thông tin đầu vào có giá trị nhằm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ cá nhân hóa dành riêng cho mỗi người tiêu dùng.
Kết thúc năm 2023, chương trình Hội viên WIN đã cán mốc 8 triệu hội viên, đóng vai trò tối quan trọng trong chiến lược số hóa của Masan, là nền tảng giúp kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để gia tăng giá trị cho người dùng, chuỗi bán lẻ của Masan sẽ tăng cường hợp tác với các nhãn hàng, đối tác cả trong và ngoài hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ của Masan. Được biết, doanh nghiệp dự kiến sẽ tích hợp các sản phẩm, dịch vụ của Phúc Long, Lazada và các đối tác tiềm năng vào nền tảng hội viên trong năm nay. Ban lãnh đạo Masan đặt mục tiêu tăng quy mô hội viên WIN từ cả 2 kênh offline và online lên mức 30-50 triệu vào năm 2025.
Tăng quy mô khách hàng lên toàn cầu
Trong năm 2023, chiến lược “Go Global” với điểm nhấn là thương hiệu CHIN-SU mang lại nhiều kết quả tích cực cho Masan. Doanh thu xuất khẩu tăng lên 1,005 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 13.6% so với cùng kỳ năm ngoái
Tự tin với chất lượng sản phẩm mang đậm “chất” Việt, Masan cũng như hàng trăm doanh nghiệp nội địa khác, thông qua những thương hiệu thế mạnh của mình, như bộ gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU, Lẩu tự sôi Omachi, cà phê Vinacafe... mong muốn ”gây thương nhớ” cho 8 tỷ người tiêu dùng toàn cầu thông qua chiến lược “Go Global”.
Cam kết với mục tiêu này, xuyên suốt nhiều năm nay, Masan đã và đang đầu tư có chiều sâu, chuẩn bị đầy đủ cho chiến lược “Go Global” của họ, từ việc dày công nghiên cứu khẩu vị của tệp khách hàng quốc gia mục tiêu cho đến quảng bá sản phẩm đến các thị trường tỷ USD.
Ngay trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã khởi động chiến dịch của mình tại đất nước hoa anh đào. Ngày 05/03/2024 tại Nhật Bản, Masan đã tham gia sự kiện Foodex 2024. Tại sự kiện, Masan đã ra mắt bộ sản phẩm đặc sản hương vị Việt tại thị trường Nhật Bản. Với chiến lược Go Global – Đưa đồ ăn Việt ra thế giới, Masan tiếp tục mang đến sự kiện Foodex Nhật Bản 2024 những hương vị đậm chất đặc sản Việt Nam.
Người tiêu dùng trên nhiều quốc gia yêu thích sản phẩm của Masan, đặc biệt là tương ớt CHIN-SU. Tại thị trường Mỹ, tương ớt CHIN-SU đã lọt vào top 8 thương hiệu bán chạy nhất (best seller) trên sàn thương mại điện tử Amazon (năm 2023). Tại thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tương ớt CHIN-SU đã giữ vị trí top 1 sản phẩm bán chạy trên sàn thương mại điện tử Coupang (tháng 3/2024).
Định giá hấp dẫn cùng triển vọng tích cực của thị trường
Theo báo cáo mới nhất của chứng khoán VietCap, cổ phiếu MSN của Masan được nâng mức giá mục tiêu lên 89,700 đồng/cp. Cụ thể, các nhà phân tích của VietCap đánh giá cao khả năng sinh lời và số dư tiền mặt tốt hơn mong đợi của Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan) trong bối cảnh thị trường tiêu dùng khó khăn vào năm 2023. Bên cạnh đó, tổ chức này cũng tăng định giá của WinCommerce (Công ty thành viên thuộc Masan) thêm 18%, tăng thêm tin tưởng vào khả năng của WCM trong việc tạo ra lợi nhuận hoạt động bền vững cho Masan từ năm 2024. Với thông tin cổ tức tiền mặt từ ngân hàng Techcombank, VietCap dự báo Masan sẽ nhận khoảng 1,100 tỷ đồng giúp tăng cường khả năng tài chính doanh nghiệp.
Cho rằng áp lực tài chính của Masan sẽ giảm đáng kể trong năm 2024 và kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh mẽ, chứng khoán Bảo Việt khuyến nghị khả quan và định giá cổ phiếu MSN ở mức 93,200 đồng/cp. Cụ thể, cuối quý 4/2023, nợ vay đến hạn trong 12 tháng tới của MSN giảm 62% so với cùng kỳ và chiếm 21.6% tổng dư nợ dài hạn. Dưới góc nhìn thận trọng, BVSC cho rằng áp lực cơ cấu nguồn vốn đã qua thời điểm tồi tệ nhất và lạc quan đối với khả năng thanh toán của MSN trong 2024 với hệ số EBITDA trên phần nợ tới hạn cải thiện lên 1.6 lần, Masan sắp nhận được 250 triệu USD từ Bain Capital và tổng tiền mặt gần 17,000 tỷ đồng.
Bước sang 2024, theo báo cáo tài chính mới đây, với triển vọng kinh tế phục hồi cùng áp lực chi phí tài chính đã qua, Masan tự tin đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng tích cực so với năm 2023. Cụ thể, năm 2024, Masan dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế sẽ nằm trong khoảng 2,290 đến 4,020 tỷ đồng. Trong kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan tăng trưởng mạnh gấp đôi so với mức 1,950 tỷ đồng của năm 2023. Với triển vọng bứt phá của kết quả kinh doanh, cổ phiếu MSN của Masan hứa hẹn sẽ là cơ hội đầu tư tiềm năng trong năm 2024.
FILI
|