Dầu tăng trong tuần bất chấp đà suy yếu trong phiên
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (15/03) nhưng vẫn tăng trong tuần này, sau khi tăng mạnh trong 2 phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/03, hợp đồng dầu WTI mất 22 xu (tương đương 0.27%) còn 81.04 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent lùi 8 xu (tương đương 0.09%) xuống 85.34 USD/thùng.
Hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều tăng hơn 3.5% từ đầu tuần đến nay.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hiện đều dự báo thị trường dầu thô khan hiếm trong năm nay. IEA đã điều chỉnh triển vọng của mình trong năm 2024, dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ thay vì thặng dư. Dự báo của IEA hiện phù hợp hơn với dự báo của OPEC.
Các cuộc tấn công của Ukraine trong tuần này vào các nhà máy lọc dầu của Nga cũng làm bật lên nguy cơ chiến tranh ở Đông Âu gây ra cho sản xuất dầu thô và nguồn cung nhiên liệu.
An Trần (theo CNBC)
FILI
> Dầu nối dài đà tăng khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm (15/03/2024)
> Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng từ 15h ngày 14/3 (14/03/2024)
> Dầu vọt hơn 2.5% sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu Nga (14/03/2024)
> Dầu giảm nhẹ sau báo cáo lạm phát của Mỹ (13/03/2024)
> Dầu diễn biến trái chiều chờ báo cáo lạm phát (12/03/2024)
> Dầu giảm trong tuần do nhu cầu ảm đạm ở Trung Quốc (09/03/2024)
> Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h ngày 7/3 (07/03/2024)
> Dầu tăng hơn 1% trước triển vọng hạ lãi suất từ Fed (07/03/2024)
> Giá khí đốt tự nhiên có thể tăng cao khi EU chuẩn bị giảm dần khí đốt của Nga (06/03/2024)
> Dầu giảm gần 1% dù Trung Quốc cam kết thúc đẩy tăng trưởng (06/03/2024)