Thứ Tư, 28/02/2024 15:03

OPEC+ xem xét kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu sang quý 2 tới

Một trong những nguồn tin giấu tên của nhóm OPEC+ cho biết việc kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện sang quý 2/2024 là "có thể."

Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn Ras Lanuf, Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ba nguồn thạo tin mới đây cho hay Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) sẽ xem xét gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện sang quý 2/2024 nhằm cung cấp thêm hỗ trợ cho thị trường năng lượng.

Giá dầu được hỗ trợ trong năm nay do căng thẳng địa chính trị gia tăng do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ, mặc dù lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lãi suất cao đã đè nặng lên giá dầu.

Tính đến ngày 27/2, giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức gần 83 USD/thùng. Một trong những nguồn tin giấu tên của OPEC+ cho biết việc kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng sang quý 2/2024 là "có thể."

Hai trong số các nguồn tin cho biết nhóm có thể kéo dài thời gian gia hạn kế hoạch đó đến cuối năm nay.

OPEC và Bộ Năng lượng Saudi Arabia đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận về thông tin trên.

Hồi tháng 11/2023, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm tự nguyện tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng dầu/ngày trong quý 1/2024.

Theo thỏa thuận hiện tại, tổng sản lượng cắt giảm của nhóm này dự kiến sẽ giảm 3,66 triệu thùng/ngày kể từ đầu tháng Tư.

Trước đó, nhà sản xuất hàng đầu OPEC+ là Saudi Arabia đã nói rằng việc cắt giảm có thể kéo dài hơn quý I/2024 nếu cần thiết.

Hai nguồn tin cho biết vấn đề này vẫn chưa được OPEC+ thảo luận chính thức. Quyết định gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng nhiều khả năng sẽ diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng Ba.

Các quốc gia riêng lẻ cũng dự kiến sẽ công bố quyết định của mình. OPEC+ đã thực hiện một loạt đợt cắt giảm sản lượng kể từ cuối năm 2022 để hỗ trợ thị trường, trong bối cảnh sản lượng từ Mỹ và các nhà sản xuất không phải thành viên khác tăng cao.

Đồng thời, những lo ngại về triển vọng nhu cầu năng lượng cũng đè nặng lên “vàng đen” khi các nền kinh tế lớn vật lộn với lãi suất cao nhằm kiềm chế lạm phát.

Cũng trong giai đoạn này, Mỹ đã trở thành nhà cung cấp dầu và khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất châu Âu sau các lệnh trừng phạt của Nga và sự gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông do các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Triển vọng nhu cầu dầu vẫn không chắc chắn trong năm nay. OPEC dự kiến nhu cầu trong năm 2024 sẽ tương đối mạnh với mức tăng 2,25 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là châu Á.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến mức tăng trưởng chậm hơn nhiều, chỉ 1,22 triệu thùng/ngày./.

H.Thủy

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Dầu WTI tiếp tục tăng gần 2% (28/02/2024)

>   Nga cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng (27/02/2024)

>   Nga cấm xuất khẩu xăng dầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/3 (27/02/2024)

>   Dầu tăng hơn 1% trước khả năng gián đoạn thương mại (27/02/2024)

>   Khủng hoảng ở Biển Đỏ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu (25/02/2024)

>   Dầu mất gần 3% khi nhà đầu tư bớt hy vọng về việc sớm hạ lãi suất (24/02/2024)

>   VSC xin gia hạn thêm 30 ngày cho đợt chào bán hơn 133 triệu cp ra công chúng (23/02/2024)

>   Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 300-400 đồng/lít (22/02/2024)

>   Dầu tăng gần 1% sau biên bản họp của Fed (22/02/2024)

>   Dầu WTI giảm hơn 1% sau khi lên đỉnh 3 tháng (21/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật