Thứ Ba, 06/02/2024 16:00

“Ông lớn” chuyển phát nhanh EMS kết năm 2023 với lãi ròng thấp nhất 3 năm

Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu Điện - CTCP (UPCoM: EMS) công bố BCTC quý 4/2023 với lãi ròng giảm 42% so với cùng kỳ. Khép năm 2023, EMS lần lượt ghi nhận kết quả doanh thu thuần thấp nhất 5 năm và lãi ròng thấp nhất 3 năm.

EMS có năm kinh doanh khó khăn trong 2023

Theo BCTC quý 4/2023 vừa công bố, doanh thu thuần quý cuối năm của “ông lớn” chuyển phát nhanh đạt 483 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Sau khi trừ toàn bộ giá vốn và các chi phí khác, EMS lãi ròng hơn 22 tỷ đồng, giảm 42%.

Lý giải kết quả sụt giảm, EMS cho biết do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt khiến hoạt động kinh doanh của Công ty và khách hàng gặp nhiều khó khăn. EMS cũng cho biết đã nỗ lực giảm giá thành dịch vụ, nhưng do phát sinh một số khoản nợ phải thu quá hạn lớn, dẫn đến tăng chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, làm cho kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần giảm 20% về 1,797 tỷ đồng, thấp nhất 5 năm, chủ yếu do hoạt động cốt lõi là dịch vụ bưu chính chuyển phát sụt giảm 21% còn 1,608 tỷ đồng, chiếm gần 90% doanh thu. Dịch vụ đại lý và các dịch vụ khác giảm nhẹ, không tác động đáng kể.

Tuy nhiên, biên lãi gộp cải thiện 2 điểm phần trăm lên 18.5%, giúp lãi gộp của EMS giảm nhẹ hơn về mức 322 tỷ đồng. Một điểm tích cực khác là chi phí bán hàng giảm 23% còn 93 tỷ đồng, do cắt giảm đáng kể chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác.

Sau cùng, EMS lãi trước thuế 81 tỷ đồng, giảm 9% (thực hiện được 90% kế hoạch năm) và lãi ròng gần 65 tỷ đồng, cũng giảm khoảng 9%, đánh dấu mức lãi ròng thấp nhất trong 3 năm gần nhất của Công ty.

Kết quả kinh doanh quý 4 và lũy kế năm 2023 của EMS
Đvt: Tỷ đồng

Cuối quý 4, tổng tài sản của EMS gần 676 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm. Phần nhiều trong đó là giá trị các khoản phải thu ngắn hạn hơn 413 tỷ đồng (chiếm 61%), giảm 23%. Ngoài các khoản phải thu khách hàng bên ngoài hơn 216 tỷ đồng, EMS còn phát sinh giá trị phải thu hơn 205 tỷ đồng đối với các bên liên quan, trong đó có gần 200 tỷ đồng phải thu Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) - công ty mẹ sở hữu 84.14% vốn EMS.

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh cốt lõi gặp nhiều khó khăn, EMS đẩy mạnh đầu tư tài chính, với việc gia tăng 30% lượng tiền gửi ngắn hạn lên hơn 33 tỷ đồng và phát sinh mới 76 tỷ đồng tiền gửi dài hạn.

Về cơ cấu nguồn vốn, EMS có gần 374 tỷ đồng nợ phải trả, chủ yếu là phải trả người lao động gần 82 tỷ đồng và chi phí phải trả ngắn hạn gần 61 tỷ đồng, trong khi không phát sinh bất kỳ đồng nợ vay nào.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   GLT: GLT_Cbtt Nghị Quyết HĐQT về việc ban hành Quy chế Công bố thông tin (06/02/2024)

>   EBS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (06/02/2024)

>   DXP: Báo cáo quản trị công ty năm 2023 (06/02/2024)

>   DTC: Báo cáo thường niên 2023 (06/02/2024)

>   EBS: Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và tạm ứng cổ tức năm 2023 (06/02/2024)

>   MBS: Chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 (06/02/2024)

>   TNT: Đính chính thuyết minh BCTC quý 3 và quý 4/2023 (06/02/2024)

>   MWG: Nghị quyết HĐQT về việc triệu tập ĐHĐCĐ thường niên 2024 (06/02/2024)

>   GEX: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (06/02/2024)

>   CDC: Nghị quyết HĐQT về việc tổng kết hoạt động SXKD năm 2023 và nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2024 (06/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật