Thứ Năm, 29/02/2024 15:12

Nhịp đập Thị trường 29/02: Giảm nhẹ trong phiên chốt lời

Sau những phút đầu hưng phấn, thị trường liên tục chịu sức ép khiến điểm số biến động theo chiều hướng giảm. Nỗ lực của phe mua tạo thêm tình trạng giằng co để rồi đóng cửa giảm nhẹ, cụ thể VN-Index giảm 1.82 điểm về 1,252.76 điểm, trong khi HNX và UPCoM tăng nhẹ lên 235.46 điểm và 90.57 điểm.

Đối với VN-Index, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán khi có 391 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ và 11 cổ phiếu lau sàn, chiếm ưu thế hơn so với 296 mã xanh và 19 mã tăng trần. Thanh khoản gia tăng trong phiên giằng co sau chuỗi ngày giảm điểm cho thấy dấu hiệu của hành động chốt lời, sau chuỗi tăng điểm từ vùng 1,212 điểm của VN-Index.

Trong các cổ phiếu tác động lớn đến thị trường, MSN đóng góp lớn nhất với gần 0.76 điểm tăng. Tiếp đến HPGKDH lần lượt đóng góp 0.58 điểm và 0.47 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, 2 cổ phiếu ngân hàng là BIDCTG, cùng bộ ba VIC, VHM, VRE tác động xấu và lấy nhiều điểm số.

Xét theo nhóm ngành, bán lẻ tăng 2.65%, mạnh nhất thị trường với sự hỗ trợ của MWG (tăng 1.99%), PNJ (tăng 0.22%) và FRT (tăng 6.38%). Có 3 nhóm ngành tăng từ 1-2% là chế biến thủy sản (tăng 1.87%), chứng khoán (tăng 1.23%) và nông-lâm-ngư (tăng 1.12%). Còn lại đều có mức tăng dưới 1%. Đối với những ngành giảm điểm, không ghi nhận mức giảm trên 1%.

Khối ngoại là góp phần vào lực bán hôm nay khi bán ròng hơn 355 tỷ đồng, dẫn đầu bởi bộ đôi VHM, VRE lần lượt 191 tỷ đồng và 140 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nỗ lực mua ròng tại SSI 188 tỷ đồng và HPG 95 tỷ đồng là không đủ cân bằng sức mạnh của phe bán. Đây cũng là phiên bán ròng đầu tiên sau 3 phiên liên tiếp mua ròng trước đó.

14h: Áp lực vẫn còn, khối ngoại gia tăng bán ròng

Đầu phiên chiều, lực mua xuất hiện trở lại trên VN-Index, giúp chỉ số tạm “xanh” trở lại, nhưng sau đó nhanh chóng giảm điểm trở lại, thanh khoản tiếp tục được gia tăng. Trong top các cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số, không có quá nhiều sự thay đổi so với phiên sáng, khi VCB vẫn dẫn đầu với đóng góp 1.25 điểm tăng, trong khi VHM ở chiến tuyến bên kia lấy đi của thị trường gần 1 điểm.

Áp lực được khối ngoại ngày càng gia tăng với lực bán ròng hiện đã hơn 315 tỷ đồng, bộ đôi VHMVRE dẫn đầu với giá trị bán ròng lần lượt 153 tỷ đồng và 120 tỷ đồng, xếp ngay sau là VNMKDH với mức bán hơn 90 tỷ đồng và 86 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nỗ lực mua ròng hơn 196 tỷ đồng tại SSI là không đủ để cân bằng với phe bán.

Xét theo nhóm ngành, phần đông vẫn giảm điểm, nhưng chỉ có nhóm cao su giảm vượt ngưỡng 1%, cụ thể giảm 1.46% với sức nặng từ  DRC (giảm 0.77%) và SRC (giảm 6.75%). Các nhốm ngành còn lại đều giảm dưới ngưỡng 1%.

Còn trong nhóm tăng điểm, bán lẻ dẫn đầu với mức tăng 2.08%, đóng góp bởi MWG (tăng 1.77%) và FRT (tăng 3.6%). Các nhóm ngành còn lại đều có mức tăng dưới 1%. Có thể thấy độ biến động của các ngành trong phiên hôm nay là không nhiều.

Phiên sáng: Giảm điểm trước áp lực chốt lời

VN-Index sau chuỗi tăng điểm từ vùng 1,212 điểm, áp lực chốt lời xuất hiện trong phiên hôm nay, tạm thời đẩy lùi chỉ số giảm nhẹ về 1,251.14 điểm, HNX-Index và UPCoM-Index cũng lần lượt giảm về 234.38 điểm và 90.53 điểm. Thanh khoản cao hơn so với phiên trước và bình quân 5 phiên gần nhất.

Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng như CTG, BID, TCB, MBB, VPB nằm trong nhóm tạo áp lực lên VN-Index, ngoài ra sức ép còn đến từ các cổ phiếu trụ khác như VHM, GVR, GAS, FPT, qua đó lấy đi của chỉ số tổng cộng 5 điểm.

Ở chiều ngược lại, nỗ lực của nhóm 10 cổ phiếu đóng góp tích cực cho điểm số là không đủ khi chỉ đem lại 3.69 điểm tăng, trong đó VCBMSN là 2 cổ phiếu dẫn đầu với 0.98 và 0.84 điểm tăng.

Khối ngoại vẫn duy trì đà bán ròng kể từ đầu phiên sáng, với giá trị hơn 200 tỷ đồng, bán mạnh nhất đối với VHM hơn 103 tỷ đồng, VRE gần 76 tỷ đồng và HCM gần 73 tỷ đồng. Ở chiều mua ròng, SSI “tách đoàn” khi được mua ròng đến 209 tỷ đồng, trong khi cổ phiếu xếp ngay sau là HPG chưa đến 50 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối phiên sáng, số lượng nhóm ngành tăng điểm chỉ còn lại 5, bao gồm bán lẻ tăng 1.14%, thực phẩm đồ uống tăng 1.11%, tiếp đến là chứng khoán, chế biến thủy sản và bảo hiểm với các mức tăng đều dưới 1%.

Thay vào đó, lượng nhóm ngành giảm điểm tăng mạnh và trở nên chiếm ưu thế, dẫn đầu với sản xuất nhựa - hóa chất giảm 1.24%, chịu tác động chủ đạo bởi GVR giảm 2.25%, DCM giảm 0.73% và DPM giảm 0.43%.

Kế đến dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 1.01%, với OCH giảm 1.45%, VNG giảm 0.45%, DSN giảm 0.8%. Còn lại, dù đa phần là giảm điểm nhưng mức giảm đều dưới 1%.

10h40: Phe bán dần chiếm ưu thế

Thị trường vẫn nhanh chóng “biến sắc” kể từ sau 9h40, trước áp lực phe bán dần mở rộng. Hiện tại, VN-Index đang giảm 0.77 điểm, còn 1,253.71 điểm, HNX-Index giảm 0.84 điểm còn 234.32 điểm và UPCoM-Index giảm 0.02 điểm còn 90.52 điểm.

Trong 10 cổ phiếu đóng góp nhiều điểm nhất cho VN-Index (4.65 điểm), VCB vẫn dẫn đầu khi mang về hơn 2 điểm, tiếp đến là các cổ phiếu trụ khác như MSN (0.87 điểm), SSI (0.42 điểm), MWG (0.35 điểm)... Ở chiều ngược lại, GVR, VHM, TCB gây áp lực lớn nhất, lần lượt kéo lùi 0.58, 0.53 và 0.47 điểm của chỉ số.

Khối ngoại vẫn đang gia tăng bán ròng, lên mức 90 tỷ đồng, bán mạnh nhất đối với VHM hơn 80 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VREHCM cùng bị bán ròng lần lượt 61 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Còn xét theo chiều mua ròng, SSI khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại với giá trị hơn 178 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cổ phiếu ngay sau là VIX.

Xét theo lĩnh vực, nhóm thực phẩm-đồ uống vươn lên dẫn đầu với sự góp mặt của ông lớn ngành sữa VNM tăng 0.14%, bên cạnh MSN tăng 3.51% và SAB tăng 1.39%.

Nhóm bán lẻ vẫn duy trì sắc xanh với MWG tăng 2.1%, PNJ tăng 0.44%, FRT cũng tích cực hơn đầu phiên sáng khi hiện tại đang tăng 0.59%. Một số nhóm ngành khác cũng tăng điểm là

Nhóm chứng khoán theo sau với mức tăng 1.55%, trong đó SSI đóng góp lớn nhất khi tăng 3.32%. Ngoài ra còn có VND tăng 1.11%, VCI tăng 0.589%, VIX tăng 1.65%. HCM, FTS, TVS…nằm trong phần ít các cổ phiếu chứng khoán không tăng giá.

Với sức ép dần gia tăng, số lượng nhóm ngành giảm điểm cũng gia tăng lên con số 15, tuy nhiên đều dưới ngưỡng 1%. Đứng đầu trong danh sách này là sản nhựa-hóa chất giảm 0.87%, dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 0.84% và thiết bị điện giảm 0.6%.

Mở cửa: Mở màn “xanh ngát”

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở phiên cuối cùng của tháng 2 với sắc xanh bao phủ. Trong đó, VN-Index tạm thời vượt ngưỡng 1,262 điểm, đồng thời sắc xanh cũng hiện diện trên HNX và UPCoM.

Các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến điểm số thị trường đa phần là các cổ phiếu ngân hàng, như VCB, ACB, CTG… bên cạnh các cổ phiếu trụ khác như MWG, MSN, SSI, VNM… tổng cộng mang về 6.16 điểm cho chỉ số VN-Index. Ngược lại, BID, VRE, GVR…là các cổ phiếu thuộc nhóm tạo sức nặng cho thị trường, tuy nhiên mức giảm không đáng kể và chỉ lấy đi của thị trường 0.9 điểm.

Thanh khoản đầu ngày tốt hơn phiên trước và trung bình 5 phiên gần nhất. Khối ngoại đang tạm bán ròng nhẹ 33 tỷ đồng, tập trung vào chủ đạo vào TPB 12 tỷ đồng, hơn gấp đôi các cổ phiếu xếp sau là MSN, VHM hay STB. Ngược lại, HPG, MBS, TNG, SHS là các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất, nhưng giá trị không cao, chỉ hơn 3 tỷ đồng đối với cổ phiếu đứng đầu về mua ròng là HPG.

Xét theo lĩnh vực, nhóm bán lẻ có mức tăng ấn tượng nhất với sự dẫn đầu của MWG (tăng 2.98%) và PNJ tăng 1%. Tiếp theo sau là nhóm chứng khoán với động lực từ SSI (tăng 2.22%), VND (tăng 1.11%), VCI (tăng 1.44%) hay SHS (tăng 1.7%). Nhóm thực phẩm - đồ uống cũng cho thấy sự tích cực với sự xuất hiện của VNM (tăng 0.97%), MSN (tăng 2.34%) và SAB (tăng 1.04%). Sắc xanh cũng hiện diện ở nhiều nhóm ngành khác như bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bất động sản…

Trái ngược với diễn biến “xanh” kể trên, có 5 nhóm ngành “đỏ nhẹ” là công nghệ thông tin, dịch vụ lưu trú ăn uống, cao su, chế biến thủy sản, nông - lâm - ngư.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền 29/02/2024: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 3 triệu CW (28/02/2024)

>   Vietstock Daily 29/02/2024: Đà tăng được duy trì tích cực (28/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 29/02/2024: Tâm lý lạc quan tiếp tục duy trì (28/02/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 28/02: VCB kịch trần, VN-Index tiếp tục bay cao (28/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 28/02/2024: Bên mua áp đảo trở lại (27/02/2024)

>   Vietstock Daily 28/02/2024: Xu hướng tăng được củng cố (27/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 28/02/2024: Tín hiệu tốt xấu đan xen (27/02/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 27/02: Sắc xanh lan rộng, VN-Index bứt tăng (27/02/2024)

>   Vietstock Daily 27/02/2024: Tình hình đã bớt bi quan (26/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 27/02/2024: Tâm lý thận trọng vẫn duy trì (26/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật