Thứ Năm, 15/02/2024 15:12

Nhịp đập Thị trường 15/02: Đầu xuôi đuôi có lọt?

Chịu áp lực lớn hơn trong nửa cuối phiên chiều, nhiều nhà đầu tư đã nghĩ đến viễn cảnh thị trường mở màn năm Giáp Thìn không thuận lợi, trong một phiên đáo hạn phái sinh, nhưng mọi lo lắng đã được đập tan khi thị trường vẫn kịp phục hồi từ 14h25, để giữ được ngưỡng 1,200 điểm.

Kết thúc ngày 15/02, VN-Index tăng 3.97 điểm để vượt qua ngưỡng 1,202.5 điểm, bên cạnh đó là HNX-Index tăng 1.71 điểm lên mức 232.75 điểm và UPCoM-Index tăng 0.63 điểm lên mức 89.92 điểm.

Riêng VN-Index, độ rộng thị trường nghiêng về bên mua khi có đến 23 cổ phiếu tím trần và 494 cổ phiếu kết thúc trong sắc xanh, chiếm ưu thế hơn so với 204 mã đỏ và 15 mã sàn. Thanh khoản được cải thiện hơn so với phiên trước và bình quân 5 phiên gần nhất

Trong các cổ phiếu tác động lớn đến thị trường, TCB đóng góp lớn nhất với gần 0.98 điểm tăng. Tiếp đến MBBHPG lần lượt đóng góp 0.86 điểm và 0.80 điểm tăng, bỏ xa nhóm phía sau. Ở chiều ngược lại, 2 cổ phiếu ngân hàng nằm trong nhóm những cổ phiếu dẫn đầu kéo tụt điểm của VN-Index, gồm ACB giảm 0.74 điểm và CTG giảm 0.65 điểm.

Xét theo nhóm ngành, nhóm tài chính khác dẫn đầu với mức tăng 2.13%, với đóng góp chủ đạo của IPA tăng 1.86% và TVC tím trần. Không thuộc nhóm này nhưng TVB – một thành viên khác thuộc “họ” Trí Việt cũng tăng kịch trần.

Xếp ngay sau mà nhóm bán buôn tăng 1.65%, nhờ PLX tăng 1.58%, DGW tăng 3.42%, PET tăng 1%. Một nhóm ngành tăng điểm đáng chú ý khác là vật liệu xây dựng, tăng 1.59%, với đóng góp chính từ HPG tăng 1.95%.

Ngược lại, trong 7 nhóm ngành giảm điểm, duy nhất nhóm bán lẻ có mức tăng trên 1%, chịu tác động bởi MWG giảm 1.61% và PNJ giảm 0.33%.

Khối ngoại là điểm trừ khi bán ròng hơn 375 tỷ đồng, tập trung bán VNM (gần 132 tỷ đồng), CTG (gần 92 tỷ đồng), MWG (gần 82 tỷ đồng). Ở phía mua ròng, MSB được mua hơn 122 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường và hỗ trợ tích cực cho phiên tăng “kịch trần”, theo sau là HPG được mua hơn 116 tỷ đồng.

13h50: Vẫn tăng điểm nhưng áp lực bắt đầu xuất hiện

Đầu phiên chiều, VN-Index vẫn giữ mức 1,203 điểm, sau khi chịu áp lực từ 13h50. Trước đó, đã có lúc VN-Index tăng 8.9 điểm để vượt ngưỡng 1,207. Trong khi đó, mức tăng của HNX và UPCoM lần lượt là 1.48 điểm và 0.52 điểm, lên 232.64 điểm và 89.89 điểm.

Phiên hôm nay chứng kiến sự hỗ trợ lớn từ các cổ phiếu ngân hàng, có thể kể đến như TCB, VPB, MBB, MSB, OCB, SHB, VIB, TPB đồng loạt lọt top 10 cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào đà tăng của chỉ số, riêng MSB đang “tím trần”. Bên cạnh ngân hàng, nhiều cổ phiếu trụ khác như HPG, REE cũng đóng góp tích cực vào điểm tăng của chỉ số.

Ở chiều ngược lại, GVRFPT dẫn đầu nhóm tác động giảm điểm, nhưng không mức độ không đáng kể.

“Sắc xanh” lan tỏa lên hầu hết các nhóm ngành, mạnh nhất là vẫn là nhóm tài chính khác với IPA tăng 3.11%, OGC tăng 0.27% và TVC tăng kịch trần. Theo sau là các nhóm ngành như sản xuất gia dụng, vật liệu xây dựng, xây dựng, thiết bị điện, cao su… với mức tăng dưới 2%. Không tác động nhiều lên chỉ số nhưng nhóm Trí Việt tiếp tục gây chú ý khi bộ đôi TVBTVC cùng tăng trần.

Ở chiều giảm điểm, nhóm công nghệ thông tin giảm mạnh nhất 0.96%, chịu tác động chủ yếu do “ông lớn” công nghệ FPT giảm 0.95%. Dù là nhóm giảm mạnh nhất nhưng mức giảm cũng chưa đến 1%, các nhóm còn lại như nhựa-hóa chất, bán lẻ, khai khoáng…cũng có mức giảm nhẹ.

Trên đà hưng phấn của thị trường, khối ngoại lại “đi ngược” khi đang gia tăng đà bán ròng lên hơn 293 tỷ đồng. Lực bán khá trải rộng lên khá nhiều cổ phiếu ở các nhóm ngành khác nhau, trong đó bán mạnh nhất ở VNM, CTG, MWG, STB, VRE. Ở bên mua, khối ngoại tập trung chủ yếu vào MSB, HPG, CIIGEX, bỏ xa nhóm phía sau.

14h10: Vẫn tăng điểm nhưng áp lực bắt đầu xuất hiện

Đầu phiên chiều, VN-Index vẫn giữ mức vùng 1,203 điểm, sau khi chịu đôi chút áp lực từ 13h50. Trước đó, đã có lúc VN-Index tăng 8.9 điểm để vượt ngưỡng 1,207. Trong khi đó, mức tăng của HNX và UPCoM lần lượt là 1.48 điểm và 0.52 điểm, lên 232.64 điểm và 89.89 điểm.

Phiên hôm nay chứng kiến sự hỗ trợ lớn từ các cổ phiếu ngân hàng, có thể kể đến như TCB, VPB, MBB, MSB, OCB, SHB, VIB, TPB đồng loạt lọt top 10 cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào đà tăng của chỉ số, riêng MSB đang “tím trần”. Bên cạnh ngân hàng, nhiều cổ phiếu trụ khác như HPG, REE cũng đóng góp tích cực vào điểm tăng của chỉ số.

Ở chiều ngược lại, GVRFPT dẫn đầu nhóm tác động giảm điểm, nhưng không mức độ không đáng kể.

“Sắc xanh” lan tỏa lên hầu hết các nhóm ngành, mạnh nhất là vẫn là nhóm tài chính khác với IPA tăng 3.11%, OGC tăng 0.27% và TVC tăng kịch trần. Theo sau là các nhóm ngành như sran xuất gia dụng, vật liệu xây dựng, xây dựng, thiết bị điện, cao su,…với mức tăng dưới 2%. Không tác động nhiều lên chỉ số nhưng nhóm Trí Việt tiếp tục gây chú ý khi bộ đôi TVBTVC cùng tăng trần.

Ở chiều giảm điểm, nhóm công nghệ thông tin giảm mạnh nhất 0.96%, chịu tác động chủ yếu do “ông lớn” công nghệ FPT giảm 0.95%. Dù là nhóm giảm mạnh nhất nhưng mức giảm cũng chưa đến 1%, các nhóm còn lại như nhựa-hóa chất, bán lẻ, khai khoáng…cũng có mức giảm nhẹ.

Trên đà hưng phấn của thị trường, khối ngoại lại “đi ngược” khi đang gia tăng đà bán ròng lên hơn 293 tỷ đồng. Lực bán khá trải rộng lên khá nhiều cổ phiếu ở các nhóm ngành khác nhau, trong đó bán mạnh nhất ở VNM, CTG, MWG, STB, VRE. Ở bên mua, khối ngoại tập trung chủ yếu vào MSB, HPG, CIIGEX, bỏ xa nhóm phía sau.

Phiên sáng: Giữ vững sự tích cực, VN-Index tăng gần 7 điểm

Phe mua tiếp tục chiếm ưu thế giúp VN-Index tăng lên 1,205.51 điểm, HNX-Index và UPCoM-Index cũng tăng lần lượt 1.73 điểm và 0.67 điểm, lên mức 232.77 điểm và 90.01 điểm. Thanh khoản tiếp tục cải thiện so với phiên trước và bình quân 5 phiên gần nhất.

TCBHPG tiếp tục tạo tâm lí tích cực cho thị trường khi mang về 1.11 điểm và 0.8 điểm. Ở chiều ngược lại, VCB lấy đi gần 0.54 điểm.

Nhóm cổ phiếu tài chính khác, sản xuất hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, dịch vụ lưu trú ăn uống, nông - lâm - ngư và bán buôn là những nhóm có mức tăng trên 1%, đóng góp vào “sắc xanh” của thị trường. Ngược lại, có 7 nhóm ngành giảm điểm, nhưng mức giảm mạnh nhất cũng chỉ 0.86% ở nhóm bán lẻ, nhìn chung không tạo ra nhiều tác động tiêu cực.

Diễn biến của khối ngoại có lẽ là một trong những điểm trừ hiếm hoi của thị trường khi đang bán ròng hơn 230 tỷ đồng trên 3 sàn, trong đó VNM, CTGMWG là 2 cổ phiếu bị bán nhiều nhất. Trong khi đó, MSB, HPGGEX lần lượt nắm 3 vị trí dẫn đầu về mua ròng.

10h30: Duy trì nhịp tăng

Thị trường vẫn duy trì “sắc xanh” đến 10h30, với VN-Index tăng 4.65 điểm lên 1,203.18 điểm, HNX-Index tăng 1.37 điểm lên 232.4 điểm và UPCoM-Index tăng 0.38 điểm lên 89.71 điểm.

Trong 10 cổ phiếu đóng góp nhiều điểm nhất cho VN-Index (4.65 điểm), TCBHPG lần lượt mang về 0.93 điểm và 0.87 điểm, cách xa nhóm bám đuổi là MBB, OCB, VPB, MSB… Ở chiều ngược lại, BIDVCB là 2 cổ phiếu tạo sức nặng cho thị trường khi lấy đi lần lượt 0.56 điểm và 0.54 điểm.

Khối ngoại vẫn đang bán ròng nhưng mức độ khá nhẹ, chỉ khoảng 39 tỷ đồng, bán mạnh nhất đối với VNM gần 37 tỷ đồng và MWG hơn 34 tỷ đồng. Ngược lại, HPGGEX được mua ròng mạnh nhất, lần lượt gần 57 tỷ đồng và hơn 51 tỷ đồng.

Xét theo lĩnh vực, nhóm tài chính khác có mức tăng ấn tượng nhất với sự dẫn đầu của IPA (tăng 1.896%) và TVC “tím trần”. Tiếp theo sau là nhóm vật liệu xây dựng với đóng góp từ HPG (tăng 1.95%) và HSG (tăng 1.94%).

Trái ngược với diễn biến “xanh” kể trên, có 6 nhóm ngành giảm điểm điểm, trong đó bán lẻ giảm nhiều nhất do tác động của MWG (giảm 1.29%), PNJ (giảm 0.44%) và FRT (giảm 1.6%).

Tuy nhiên nếu xết trên tổng thể, mức tăng của hầu hết các nhóm ngành đều chưa đến ngưỡng 1%.

Mở cửa: Đầu năm Giáp Thìn, VN-Index vượt 1,200

Trước sự háo hức và kỳ vọng của toàn thể nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở màn phiên đầu tiên của năm mới với sắc xanh bao phủ. Trong đó, VN-Index tạm thời vượt ngưỡng 1,200 điểm, đồng thời sắc xanh cũng hiện diện trên HNX và UPCoM.

Các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến điểm số thị trường đa phần là các cổ phiếu ngân hàng, như TCB, VIB, MBB, VCB… bên cạnh các cổ phiếu trụ khác như HPG, VIC, VHM…tổng cộng mang về 2.35 điểm cho chỉ số VN-Index. Ngược lại, BID lấy đi của thị trường 0.55 điểm

Thanh khoản đầu ngày tốt hơn phiên trước và trung bình 5 phiên gần nhất. Khối ngoại đang tạm bán ròng nhẹ 51 tỷ đồng, tập trung vào VND, HPG, VPB, CTG, VNM. Ngược lại, SHS là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất và “tách đoàn” với giá trị mua ròng hơn 12 tỷ đồng.

Xét theo lĩnh vực, nhóm tài chính khác có mức tăng ấn tượng nhất với sự dẫn đầu của IPA (tăng 2.48%), OGC (tăng 0.27%) và TVC “tím trần”.

Tiếp theo sau là nhóm nông - lâm - ngư với động lực từ HAG (tăng 4.18%). Sắc xanh cũng lan tỏa đến nhiều nhóm ngành khác như vật liệu xây dựng, thiết bị điện, bán buôn, sản phẩm cao su.

Trái ngược với diễn biến “xanh” kể trên, có 5 nhóm ngành “đỏ nhẹ” là chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, sản xuất nhựa - hóa chất, hàng gia dụng, thiết bị máy móc.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   VN-Index: Giai đoạn sinh lợi nhất trong năm (16/02/2024)

>   Chứng khoán vượt đỉnh lịch sử xung quanh thời điểm công bố nâng hạng? (15/02/2024)

>   Vietstock Weekly 15-16/02/2024: Triển vọng tích cực sẽ duy trì (14/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh tuần 15-16/02/2024: Rủi ro ngắn hạn tăng lên (14/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền tuần 15-16/02/2024: Ngập tràn sắc xanh (14/02/2024)

>   Chứng khoán Tuần 05-07/02/2024: Duy trì tâm lý lạc quan (13/02/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 07/02: Tâm lý tích cực, sắc xanh lan rộng (07/02/2024)

>   Vietstock Daily 07/02/2024: Sẽ tiếp tục giằng co (06/02/2024)

>   Thị trường chứng quyền 07/02/2024: Khối ngoại mua ròng hơn 3 triệu CW (06/02/2024)

>   Chứng khoán phái sinh 07/02/2024: Giao dịch thận trọng trước Tết Nguyên Đán (06/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật