Thứ Bảy, 03/02/2024 06:42

Dầu sụt 7% trong tuần qua

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Sáu (02/02), và ghi nhận mức giảm trong tuần qua, sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ đã làm giảm khả năng hạ lãi suất trong tương lai gần ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều này vốn có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.

Tăng trưởng kinh tế chững lại ở Trung Quốc và khả năng giảm bớt căng thẳng ở Trung Đông cũng làm giảm giá dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 02/02, hợp đồng dầu Brent lùi 1.37 USD (tương đương 1.7%) xuống 77.33 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 1.54 USD (tương đương 2%) còn 72.28 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều sụt 7% trong tuần qua.

Lãi suất cao, vốn có xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu, ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và khu vực đồng Euro dường như sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian tới.

Dữ liệu vào ngày 02/02 cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn trong tháng 1/2024 so với dự báo, làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong ngắn hạn. Kết quả là đồng USD tăng vọt so với các đối thủ tiền tệ khác.

Cũng góp phần khiến giá dầu suy giảm là tình trạng tạm ngừng hoạt động tại nhà máy lọc dầu công suất 435,000 thùng/ngày của BP ở Whiting, Indiana, sau khi mất điện làm gián đoạn hoạt động vào ngày 01/02.

Nguồn điện tại nhà máy lọc đầu đã được khôi phục vào giữa trưa ngày thứ Sáu, nhưng nhiều nguồn tin cho biết BP vẫn chưa ấn định ngày khởi động lại nhà máy.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu tại Mỹ, một chỉ báo sớm về nguồn cung trong tương lai, ổn định ở mức 499 giàn trong tuần này.

Bên kia Đại Tây Dương, một nhà hoạch định chính sách thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng cho rằng còn quá sớm để hạ lãi suất ở khu vực đồng Euro.

Mối lo ngại về sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn tồn tại, với việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm xuống 4.6% vào năm 2024 và giảm thêm trong trung hạn xuống còn 3.5% trong năm 2028.

Giá dầu giảm trong tuần qua sau khi có nhưng báo cáo không có căn cứ về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã khiến giá dầu mất hơn 2% vào ngày 01/02.

Việc tạm dừng xung đột có thể xoa dịu rủi ro chính trị đang rình rập trên các tuyến đường vận chuyển ở Vịnh và Biển Đỏ, vốn là chìa khoá quan trọng đối với dòng chảy năng lượng toàn cầu.

Vào ngày 01/02, các nguồn tin cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, gọi chung là nhóm OPEC+, đã giữ chính sách sản lượng không thay đổi. Nhóm này sẽ quyết định vào tháng 3 xe có nên gia hạn việc cắt giảm tự nguyện đang được áp dụng trong quý đầu tiên hay không.

OPEC+ đã cắt giảm sản lượng 2.2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên, như đã thông báo hồi tháng 11/2023.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   OPEC+ giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng hiện tại (02/02/2024)

>   Dầu giảm hơn 2% (02/02/2024)

>   Giá xăng tăng mạnh, xăng RON 95-III vượt 24,000 đồng/lít (01/02/2024)

>   Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng theo đà thế giới từ 1/2 (01/02/2024)

>   Dầu có tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 9/2023 (01/02/2024)

>   Dầu WTI tiếp tục tăng hơn 1% sau dự báo tăng trưởng toàn cầu từ IMF (31/01/2024)

>   Dầu giảm hơn 1% trước khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (30/01/2024)

>   Dầu WTI có tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 9/2023 (27/01/2024)

>   Dầu tăng 3% khi kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ (26/01/2024)

>   Giá xăng tăng gần 1,000 đồng/lít từ 15h ngày 25/01 (25/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật