Thứ Ba, 16/01/2024 09:57

Tiền gửi dân cư gần đuổi kịp dư nợ tín dụng

Với nhu cầu tín dụng suy yếu do nền kinh tế trì trệ, dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn so với lượng tiền gửi của dân cư và tổ chức chảy vào hệ thống ngân hàng trong năm 2023. Theo đó, số dư tiền gửi đang gần như đuổi kịp dư nợ tín dụng của nền kinh tế sau 1 năm bị vượt qua.

Tăng trưởng tín dụng hụt hơi

Nếu như năm trước tín dụng tăng mạnh mẽ do nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dâng cao sau đại dịch, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế lập tức thiếu hụt, gây ra căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng thì năm nay mọi thứ lại diễn ra theo chiều ngược lại…

Tín dụng những tháng đầu năm 2023 nhích tăng “èo uột”. Đến ngày 13/12/2023, tín dụng mới chỉ tăng 9.87% so với cuối năm 2022 - thấp hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ năm 2022, cũng như còn cách khá xa so với mục tiêu 14.5% mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra cho cả năm. Đó là điều bất thường trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm khá mạnh sau khi NHNN đã có 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành. Theo lý thuyết, lãi suất giảm sẽ kích thích nhu cầu tín dụng tăng.

Nguyên nhân tín dụng tăng trưởng yếu hơn so với cùng kỳ là do nền kinh tế suy giảm, kéo thu nhập giảm, khả năng trả nợ của khách hàng cũng vì vậy mà suy yếu. Hơn nữa, thị trường bất động sản - khu vực thu hút nguồn vốn tín dụng lớn nhất - vẫn tiếp tục ảm đạm. Dù lãi suất tạo đỉnh trong quý 2, song mặt bằng vẫn còn khá cao, do đó chưa thể kích thích nhu cầu vay vốn mở rộng kinh doanh.

Số liệu vừa được NHNN công bố chính thức: tín dụng toàn nền kinh tế năm 2023 tăng 13.71% so với mức cuối năm 2022, lên gần 13.6 triệu tỷ đồng. Nếu lấy mốc là ngày 13/12 thì đến 29/12, tức trong 15 ngày cuối cùng của năm 2023, tăng trưởng tín dụng đã nhích lên 3.54%, tương đương 463,500 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế.

Có thể thấy, cầu vốn được cải thiện trong tháng cuối cùng của năm 2023 nhằm đáp ứng mùa vụ kinh doanh cao điểm dịp tết Nguyên Đán 2024 cũng như những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của ngành ngân hàng giúp tốc độ giải ngân tín dụng tăng tốc về cuối năm.

Thanh khoản ngân hàng xoay chuyển cục diện từ “căng thẳng” sang “dư thừa” do cầu vốn ở mức thấp, dẫn đến việc lãi suất giảm về mức thấp hơn cả giai đoạn COVID-19. Tính đến 26/12/2023, lãi suất huy động tại phần lớn nhà băng rơi về dưới 6%/năm. Dù vậy, người dân vẫn lựa chọn gửi tiết kiệm, tức ưu tiên yếu tố an toàn trong bối cảnh nền kinh tế èo uột (thường đi đôi với sự không chắc chắn và rủi ro tài chính).

Nguồn: SBV

Từ đó, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đến cuối năm 2023 đạt hơn 13.5 triệu tỷ đồng, tức tăng trưởng 14.2% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng 13.71% của tín dụng. Đây cũng là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Nguồn: SBV

Còn nhớ, năm 2022 đánh dấu mốc dư nợ tín dụng lần đầu vượt mức tiền gửi dân cư sau 10 năm. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2023, số dư tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế (không tính số tiền gửi liên ngân hàng) chảy vào hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng đuổi kịp dư nợ tín dụng, bất chấp mức lãi suất huy động trượt về đáy.

Tín dụng sẽ tăng tốc trong năm 2024?

Thông tin về tăng trưởng tín dụng 2024 tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 05/01, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đặt mục tiêu tín dụng năm 2024 sẽ tăng trưởng khoảng 15%. Nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13.56 triệu tỷ đồng thì có nghĩa là gần 2 triệu tỷ đồng sẽ được tăng thêm vào năm 2024. Con số 15% tăng trưởng sẽ nằm trong điều kiện tính toán hiện nay.

Phó Thống đốc NHNN cho rằng, năm 2024 có nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế trên cơ sở kết quả của năm nay, chắc chắn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế sẽ tăng lên.

Hiện nay, lãi suất đã giảm, thấp hơn trước dịch COVID-19 rất nhiều. Thậm chí, có chuyên gia kinh tế đánh giá trong 10 năm qua, mức lãi suất cho vay rất thấp, là một trong những yếu tố cơ bản để tăng trưởng tín dụng tăng mạnh.

Đặc biệt năm nay, NHNN đã có sự chủ động với những cơ chế mới cho việc điều hành tín dụng. Trong đó đã giao ngay từ trước ngày 01/01/2024 về hạn mức tín dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15%, giao cho các tổ chức tín dụng phấn đấu để đạt được chỉ tiêu.

Với những điều kiện về lãi suất, nhu cầu vay, điều kiện vay của doanh nghiệp cũng như cơ chế mới cho việc điều hành tín dụng, mong rằng năm 2024 sẽ khởi sắc hơn rất nhiều so với năm 2023” - lãnh đạo NHNN bày tỏ.

Cùng quan điểm, CTCK Agribank (Agriseco) kỳ vọng các yếu tố như đầu tư công, vốn FDI và các chính sách hỗ trợ kích thích tiêu dùng của Chính phủ sẽ là các động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó giúp tăng trưởng tín dụng khởi sắc hơn trong năm 2024.

Vụ Dự báo, thống kê (NHNN) vừa công bố kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 1/2024, cho thấy nhu cầu vay vốn được dự báo cải thiện nhiều hơn nhu cầu tiền gửi và thanh toán trong năm 2024, khác với diễn biến của năm 2023.

Mặt bằng lãi suất huy động - cho vay được các tổ chức tín dụng dự báo tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 0.3 - 0.4% trong quý 1/2024 và giảm 0.2% trong cả năm 2024.

Theo các tổ chức tín dụng, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng bình quân 2.6% trong quý 1/2024 và tăng 12.1% trong năm 2024.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4.4% trong quý 1/2024 và tăng 12.1% trong năm 2024.

Ở một góc nhìn khác, CTCK Vietcombank (VCBSdự báo tốc độ tăng trưởng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức 12%. Tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ chịu áp lực từ nền kinh tế và thị trường bất động sản chậm phục hồi. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất hạ xuống mức thấp có thể tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn, đặc biệt là tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Đại biểu Quốc hội: Hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu là cần thiết (16/01/2024)

>   Tưng bừng chào Tết, chơi game trúng vàng trên ứng dụng ngân hàng NCB iziMobile (15/01/2024)

>   Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? (15/01/2024)

>   Sau đóng cửa hàng loạt phòng giao dịch, ngân hàng SCB mời thầu gỡ bảng biển (15/01/2024)

>   Dự báo dư nợ tín dụng quý 1/2024 tăng 4.4% và tăng 14.2% trong cả năm (15/01/2024)

>   Quốc hội họp bất thường lần thứ 5 khai mạc ngày 15/01, sẽ xem xét và thông qua 4 nội dung (15/01/2024)

>   Giá USD neo ở mức cao (14/01/2024)

>   Dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng (13/01/2024)

>   Vay trả nợ trước hạn ngân hàng khác: Lãi suất hấp dẫn nhưng khó vay (13/01/2024)

>   Ngân hàng BIDV đại hạ giá du thuyền triệu USD của FLC (12/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật