Thứ Bảy, 13/01/2024 21:13

Thủ tướng yêu cầu EVN dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào 

Làm việc với EVN, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiều nhiệm vụ cụ thể cả trước mắt và lâu dài để EVN bảo đảm đủ điện phục vụ người dân, doanh nghiệp, với yêu cầu dứt khoát không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP

Chiều 13/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình bảo đảm cung ứng điện năm 2024.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh 3 mục tiêu chính trong EVN trong thời gian tới gồm:

Thứ nhất, dứt khoát không để thiếu điện cho sản xuất, kinh donah và tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào;

Thứ hai, quản lý, điều hành ngành điện, nhất là giá cả theo quy luật thị trường nhưng có chính sách với các đối tượng an sinh xã hội;

Thứ ba, tái cấu trúc Tập đoàn theo quy luật thị trường, cân đối được tài chính, đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, chú trọng phát triển những lĩnh vực mới nổi, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các nhiệm vụ cụ thể giao Tập đoàn, cũng như các chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ, công việc cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch đề ra cho năm 2024, đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.

Trong đó, cần chủ động, làm tốt công tác dự báo nhu cầu điện, khai thác hiệu quả các nguồn điện bảo đảm cung ứng điện, tối ưu, đúng quy định, trong đó có việc huy động các dự án điện tái tạo và tính toán nhập khẩu điện phục vụ nhu cầu trong nước; nắm chắc tình hình, thực hiện nghiêm túc các quy định về vận hành hệ thống điện, thị trường điện, vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc-Nam; phải rút kinh nghiệm sự cố năm 2023, không được để lúc cao điểm nắng nóng lại xảy ra sự cố nhiều nhất. Phấn đấu hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch-Phố Nối chậm nhất vào tháng 6/2024.

Trên cơ sở các chiến lược về năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, EVN phải tập trung hoàn thiện xây dựng và thực hiện tốt chiến lược trung và dài hạn về phát triển về năng lượng, chiến lược, kế hoạch phát triển điện lực phù hợp với xu thế mới, đồng thời xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với các vấn đề đột xuất, bất ngờ; không để lãng phí nguồn năng lượng mặt trời và gió.

Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc Tập đoàn theo hướng quản trị hiện đại, khoa học, thông minh, trong đó tập trung làm mới động lực cũ và bổ sung động lực mới, cơ cấu lại cả về tài chính, tài sản, nguồn nhân lực. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Tổ chức triển khai các nội dung về sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp theo Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn 2021-2025, trong đó có mô hình của A0 (điều độ hệ thống điện quốc gia) sau khi được phê duyệt, bảo đảm vận hành của thật tốt, tăng cường giám sát, kiểm tra, tăng tính chủ động, tích cực.

Nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư, Thủ tướng lưu ý cơ cấu lại tài chính, đảm bảo cân bằng tài chính, cân đối các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển; đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư trong toàn Tập đoàn.

Tập đoàn phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại và triển khai hiệu quả chuyển đổi số, tham gia sâu hơn nữa vào phát triển năng lượng tái tạo và công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới. Chú trọng tăng năng suất lao động, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, không để lãng phí nguồn nhân lực.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trên tinh thần quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ nhưng không ỷ lại giữa EVN và các cơ quan, các tập đoàn, các đối tác có nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí, nước.

Tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đứng đầu ASEAN

Năm 2023, lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt trên 280 tỷ kWh, tăng trên 4.5% so với năm 2022. Điện thương phẩm trên 251 tỷ kWh, tăng 3.5%. Đến nay, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống trên 80,000 MW, đứng đầu khu vực ASEAN. Trong đó nguồn của EVN và các đơn vị thành viên là gần 30,00 MW, chiếm trên 37%.

EVN đã quyết liệt triển khai đầu tư các dự án với giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn đạt 90,997 tỷ đồng, thuộc hàng cao nhất trong các Tập đoàn,Tổng Công ty Nhà nước. Trong đó đang khẩn trương thi công 3 dự án nguồn điện trọng điểm với tổng công suất trên 2,200 MW, khởi công 146 dự án và hoàn thành 163 dự án lưới điện 110-500 kV.

Năm 2024, EVN sẽ đảm bảo cung ứng điện với sản lượng điện thương phẩm là 262.26 tỷ kWh và sẵn sàng với phương án cao 269.3 tỷ kWh; tiếp tục nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; năng suất lao động tăng trên 8%; đầu tư toàn Tập đoàn đạt 101,911 tỷ đồng; đảm bảo cân bằng tài chính, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương thu hồi giấy phép đầu mối xăng dầu của 'ông lớn' Hải Hà (13/01/2024)

>   Dầu có lúc vọt hơn 4% khi căng thẳng ở Biển Đỏ ngày càng leo thang (13/01/2024)

>   Giá dầu 2024 sẽ đạt mức 75-85 USD (12/01/2024)

>   Niêm phong tổng kho xăng dầu, quản lý 16 tàu chở dầu của Hải Hà Petro (12/01/2024)

>   IEA: Tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo sẽ bùng nổ trong 5 năm tới (12/01/2024)

>   Dầu tăng gần 1% trước nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông (12/01/2024)

>   Giá xăng, dầu đồng loạt tăng nhẹ từ 15h ngày 11/1 (11/01/2024)

>   Đại gia Xăng dầu Hải Hà: Nợ nần đầm đìa, bị ngân hàng thu nợ cả Quỹ bình ổn (11/01/2024)

>   Dầu giảm hơn 1% khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ tăng (11/01/2024)

>   Dầu tăng 2% do căng thẳng ở Trung Đông (10/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật