Thứ Bảy, 27/01/2024 11:06

Sở hữu trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam có lợi thế lớn để trở thành công xưởng thế giới

Đất nước hình chữ S đang tham vọng trở thành công xưởng sản xuất đất hiếm lớn trên thế giới. Nếu thành công trong việc khai thác các mỏ đất hiếm, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác với Mỹ và các đối tác chiến lược khác.

Trong hơn 1 thập kỷ qua, Việt Nam đã gầy dựng và củng cố vị thế trong lĩnh vực sản xuất, từ ô tô đến điện tử. Đến nay, máy tính và linh kiện điện tử hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, vượt qua hàng dệt may và giày dép.

Với sự mở rộng của các nhà lắp ráp nước ngoài như Foxconn Technology Group, GoerTek và Luxshare Precision Industry, nhiều sản phẩm của “gã khổng lồ” Apple, như AirPod và Mac, đều được sản xuất ở Việt Nam.

Mặc dù Apple hiện có 25 nhà cung ứng tọa lạc ở Việt Nam, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 151 ở Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các nhà sản xuất linh kiện phần lớn tập trung ở Trung Quốc. Việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Việt Nam và Mexico đều nằm ở công đoạn cuối của sản xuất, đó là lắp ráp, trong khi sự dịch chuyển của những công đoạn đầu lại rất ít, như sản xuất chip, nam châm và điốt.

Tuy vậy, Việt Nam lại có một lợi thế rất lớn: Trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới. Như tên gọi, loại khoáng sản này rất hiếm và góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại. Nhiều loại có đặc tính điện từ độc đáo khiến chúng hữu ích trong điện tử, xe điện, thiết bị y tế và laser.

Với việc nắm giữ trữ lượng đất hiếm khổng lồ, Việt Nam thu hút ánh nhìn của các nhà lãnh đạo nước ngoài. Hoạt động khai thác đất hiếm cũng được Chính phủ Việt Nam giám sát chặt chẽ.

Từ chỉ 400 tấn oxit đất hiếm được sản xuất vào năm 2021, sản lượng tại Việt Nam đã tăng lên 4,300 tấn vào năm 2022. Tuy vậy, con số này chỉ tương đương 1.4% nguồn cung toàn cầu và kém xa so với 210,000 tấn từ Trung Quốc, theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Vào tháng 7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt kế hoạch mở rộng siêu tốc, nhằm xử lý tới 62,500 tấn khoáng sản đất hiếm vào năm 2030.

Tỷ trọng sản lượng đất hiếm của từng quốc gia trong năm 2022

Trong chuyến công du đến Việt Nam hồi tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thỏa thuận với Việt Nam để mở cửa đón đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đất hiếm. 

Đến nay, trong các chính sách thúc đẩy năng lực sản xuất, Việt Nam cung cấp các ưu đãi về thuế, đơn giản hóa quy trình cấp phép và xây các khu công nghiệp chuyên dụng. Bên cạnh đó là áp dụng hạn chế xuất khẩu và có hạn ngạch về lượng quặng thô khai thác từ lòng đất phải được xử lý tại địa phương, thay vì gửi ra nước ngoài. 

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam đứng thứ hai thế giới

Công ty khoáng sản Blackstone Minerals có trụ sở tại Perth (Úc) cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch tham gia đấu giá quyền khai thác đất hiếm tại Việt Nam mặc dù Chủ tịch CTCP Đất hiếm Việt Nam - đối tác của Blackstone, đã bị bắt. “Việt Nam có tiềm năng trở thành nước đóng góp đáng kể cho chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và Blackstone vẫn cam kết giúp Việt Nam hiện thực hóa tham vọng này”, Blackstone cho biết trong hồ sơ gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Australia.

Mới đây, Hàn Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ về việc thiết lập một hệ thống dành cho đất hiếm để cung ứng cho các công ty Hàn Quốc trong lĩnh vực ô tô và điện tử. Những thỏa thuận này rất quan trọng đối với tương lai của nền kinh tế Việt Nam hơn bất kỳ thỏa thuận nào về khai thác và chế biến khoáng sản. Samsung Electro-Mechanics của Hàn Quốc, Infineon Technologies AG của Đức và Renesas Electronics của Nhật Bản đều hoạt động tại đất nước hình chữ S, chủ yếu là sản xuất chất bán dẫn. Quan trọng hơn, các nhà sản xuất nam châm toàn cầu cũng bị thu hút đến Việt Nam. Star Group Industrial Co. và Baotou INST Magnet sẽ sớm nối gót Shin-Etsu Chemical Co. xây dựng nhà máy ở Việt Nam.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng dựa vào lao động giá rẻ và lắp ráp đơn giản để cung cấp hàng ngàn việc làm cho những người lao động, nhưng Việt Nam có cơ hội tốt để xây dựng một tương lai vững mạnh bằng cách khai thác lợi thế lớn của mình dưới lòng đất. Trong quá trình thu hút các công ty biến đất hiếm thành linh kiện điện tử, Việt Nam có thể xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức và có khả năng chống đỡ tốt hơn trước những thay đổi về chi phí lao động.

Mặc dù sản lượng hiện tại của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn cung toàn cầu, nhưng quốc gia này đang chiếm khoảng 17% trữ lượng đất hiếm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam sẽ tốn một khoảng thời gian và nguồn lực để phát triển các kỹ năng khai thác và luyện kim cần thiết để biến tất cả những thứ thô sơ đó thành thứ đáng giá. 

*Bài viết thể hiện quan điểm của Tim Culpan trên Bloomberg.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   JETRO: Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng của DN Nhật (27/01/2024)

>   Yếu tố then chốt giúp Đà Nẵng đón sóng đầu tư (26/01/2024)

>   Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục tăng giá điện trong năm 2024 (26/01/2024)

>   Bộ GTVT xin cơ chế gỡ vướng hàng chục dự án làm 10 năm chưa được quyết toán (26/01/2024)

>   Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 20 triệu USD sản xuất linh kiện máy bay tại Đà Nẵng (25/01/2024)

>   Kinh doanh ế ẩm, chủ tiệm massage cho nhân viên ‘tới bến’ với khách để tăng doanh thu (25/01/2024)

>   UAE muốn làm nhà cung ứng bền vững với Việt Nam (25/01/2024)

>   Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi (25/01/2024)

>   Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 28 dự án Tăng trưởng Xanh (25/01/2024)

>   WB cam kết hỗ trợ TPHCM xây dựng thị trường tín chỉ carbon (24/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật