Thứ Ba, 23/01/2024 10:35

Sau chuỗi ngày bị bán tháo, vốn hóa chứng khoán Trung Quốc thấp hơn Mỹ 38,000 tỷ USD

Vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc so với Mỹ chưa bao giờ chênh lệch như thế này.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, vốn hóa chứng khoán Mỹ giờ cao hơn 38,000 tỷ USD so với tổng vốn hóa của chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông. Đây là mức chênh lệch cao nhất từ trước đến nay.

“Trung Quốc có cơ hội, nhưng chất xúc tác vẫn chưa có”, Michael Liang, Giám đốc đầu tư tại Foundation Asset Management HK, chia sẻ. “Trong khi đó, thị trường Mỹ đã có đà và nền kinh tế cũng vững chắc”.

Khoảng cách ngày càng nới rộng khi chỉ số chứng khoán Trung Quốc trượt dài và phản ánh cái nhìn rất xấu của nhà đầu tư toàn cầu về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới, chủ yếu nhờ nhóm công nghệ vốn hóa lớn, giữa lúc giới đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm giảm lãi suất trong năm nay và kinh tế Mỹ hạ cánh mềm.

Chứng khoán Trung Quốc đã “bốc hơi” hơn 6,300 tỷ USD vốn hóa so với đỉnh xác lập vào tháng 2/2021. Cùng giai đoạn, chứng khoán Mỹ lại tăng thêm 5,300 tỷ USD.

Giới đầu tư hiện cảm thấy thất vọng trước các nỗ lực của Trung Quốc. Với họ những nỗ lực hiện tại vẫn chưa đủ trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản leo thang và áp lực giảm phát ngày càng lớn. Tuy vậy, những gì khởi đầu là làn sóng bán tháo vì thành tích ảm đạm giờ có thể trở thành một bước chuyển dịch mang tính cấu trúc, vì nhà đầu tư cảm thấy hoài nghi về chương trình kinh tế dài hạn của Trung Quốc và áp lực cạnh tranh với Mỹ.

Các chiến lược gia của Bloomberg cho rằng dù chứng khoán Trung Quốc có lẽ đã bị bán tháo quá đà, nhưng “các ước tính của chúng tôi cho thấy nỗi đau này có thể còn tiếp diễn”.

Mặt khác, đà giảm đã diễn ra quá lâu đến nỗi một số nhà đầu tư dự báo sẽ có đợt hồi kỹ thuật, khi định giá đã rẻ. Sau đợt bán tháo, chỉ số MSCI Trung Quốc rẻ hơn 60% so với chỉ số chứng khoán Mỹ (dựa trên định giá P/E), theo dữ liệu từ Bloomberg.

Hệ số P/E của chỉ số Trung Quốc đang ở mức 8 lần (dựa trên lợi nhuận dự phóng 12 tháng), trong khi của S&P 500 ở mức 20 lần.

Tuy vậy, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy bối cảnh ảm đạm này sẽ sớm chấm dứt. Gần 1 tháng đầu năm, chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông đã lao dốc 13%, là chỉ số có thành tích tệ nhất trên toàn cầu.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc gói giải cứu thị trường chứng khoán trị giá 278 tỷ USD (23/01/2024)

>   Dow Jones lần đầu vượt mốc 38,000 điểm (23/01/2024)

>   6,300 tỷ đô bị cuốn bay khỏi chứng khoán Trung Quốc và Hồng kông, khối ngoại ồ ạt tháo chạy (22/01/2024)

>   Làn sóng đóng cửa của quỹ hỗ tương đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc (20/01/2024)

>   S&P 500 tăng hơn 1% lên mức cao nhất mọi thời đại (20/01/2024)

>   Khối ngoại rút ròng 6.6 tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi châu Á (19/01/2024)

>   Chứng khoán Trung Quốc bất ngờ đảo chiều, nhóm National Team đã ra tay? (19/01/2024)

>   Nhà đầu tư định giá trái ngược về thị trường chứng khoán Ấn Độ và Trung Quốc (19/01/2024)

>   Dow Jones tăng hơn 200 điểm, đứt mạch 3 phiên giảm liên tiếp (19/01/2024)

>   Dow Jones giảm 3 phiên liên tiếp (18/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật