Thứ Tư, 10/01/2024 12:28

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/01: Chưa thể thoát khỏi tâm lý thận trọng

VN-IndexHNX-Index tiếp tục biến động giằng co quanh mốc tham chiếu cùng khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch sáng 10/01/2024, VN-Index tăng điểm nhẹ cùng khối lượng trong phiên sáng có sự sụt giảm so với phiên trước thể hiện tâm lý nhà đầu tư khá phân vân.

Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trở lại trong vùng quá mua (overbought) nên triển vọng sẽ kém lạc quan nếu chỉ báo rơi khỏi vùng này trong thời gian tới.

Hiện tại, VN-Index vẫn tiếp tục nằm trên các đường SMA 100 ngày và SMA 200 ngày nên đây sẽ là nhóm đường SMA hỗ trợ tốt cho chỉ số nếu xuất hiện các nhịp điều chỉnh.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch sáng 10/01/2024, HNX-Index giảm nhẹ cùng khối lượng giao dịch trong phiên sáng chưa có sự cải thiện rõ ràng thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Hiện tại, HNX-Index liên tục duy trì trên đường Middle của Bollinger Bands trong các phiên gần đây cho thấy triển vọng vẫn còn khá lạc quan.

Thêm vào đó, HNX-Index đang tiến về gần Neckline (tương đương vùng 228-231 điểm) của mẫu hình Inverse Head and Shoulders nếu chỉ số được hỗ trợ tốt tại vùng này trong các phiên tới thì mục tiêu giá (price target) là vùng 263-266 điểm sẽ còn hiệu lực.

HAH - CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An

Trong phiên giao dịch sáng 10/01/2024, HAH bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.

Hiện tại, đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày đang dần thu hẹp khoảng cách nên triển vọng sẽ tiếp tục tích cực nếu giao cắt vàng (Golden Cross) giữa hai đường SMA này xuất hiện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu đang test lại đỉnh cũ tháng 10/2023 (tương đương vùng 40,000-42,200) trong bối cảnh Stochastic Oscillator xuất hiện phân kỳ giá giảm (Bearish Divergence) nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại thì rủi ro điều chỉnh có thể xảy ra và đáy tháng 12/2023 sẽ là vùng hỗ trợ tốt cho HAH.

GVR - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP

Trong phiên giao dịch sáng 10/01/2024, giá cổ phiếu GVR tăng nhẹ đồng thời hình thành mẫu hình nến gần giống Inverted Hammer cùng khối lượng giao dịch có sự trồi sụt thất thường trong các phiên gần đây cho thấy tâm lý không ổn định của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, đường MACD và đường Signal đang dần thu hẹp khoảng cách nếu tín hiệu bán xuất hiện thì triển vọng sẽ khá bi quan.

Thêm vào đó, mẫu hình Rising Wedge đang hình thành nếu giá diễn biến kém lạc quan và phá vỡ cạnh dưới (tương đương vùng 20,400-21,000) đồng thời là đỉnh cũ tháng 12/2023 thì mục tiêu giá (price target) có thể là vùng 16,900-17,500.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/01: Tâm lý thận trọng xuất hiện (09/01/2024)

>   Ngày 09/01/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/01: Triển vọng thị trường vẫn còn tích cực (08/01/2024)

>   Kinh nghiệm đầu tư năm 2023 (Kỳ 1) (09/01/2024)

>   Báo cáo thị trường chứng khoán thế giới quý 01/2024 (Kỳ 1): Thị trường châu Á triển vọng trái chiều (16/01/2024)

>   Tuần 08-12/01/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/01/2024)

>   Báo cáo Hàng hóa quý 01/2024 (Kỳ 1): Tốt xấu đan xen (12/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 08-12/01/2024 (07/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 05/01: Tình trạng giằng co xuất hiện (05/01/2024)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/01: Dòng tiền lạc quan quay trở lại (04/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật