Thứ Sáu, 19/01/2024 10:30

Ngân hàng đầu tiên báo lỗ quý 4/2023, nợ dưới chuẩn gấp 3 lần

Theo BCTC vừa công bố, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) lỗ gần 5 tỷ đồng trong quý 4/2023, cùng kỳ lãi trước thuế gần 119 tỷ đồng.

Riêng quý 4/2023, PGBank chỉ thu được gần 348 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, các nguồn thu ngoài lãi đều sụt giảm so với cùng kỳ. Lãi từ dịch vụ giảm đến 60%, chỉ còn hơn 10 tỷ đồng lãi, do giảm thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm 32% (còn 22 tỷ đồng).

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư cùng báo lỗ.

Các hoạt động kinh doanh sụt giảm dẫn đến lợi nhuận thuần từ kinh doanh giảm 49%, chỉ còn gần 87 tỷ đồng. Thêm vào đó, Ngân hàng dành ra hơn 91 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng (+75%), do đó lỗ gần 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi trước thuế gần 119 tỷ đồng.

Theo giải trình của PGBank, nguyên nhân khiến lợi nhuận giảm chủ yếu do Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng theo chủ trương của Chính phủ, trong khi chi phí huy động chưa giảm do có độ trễ và tăng trưởng tín dụng của PGBank tập trung vào tháng cuối năm 2023.

Ngoài ra, PGBank chi trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách hàng vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, làm cho chi phí hoạt động dịch vụ tăng.

Lũy kế cả năm 2023, dù giảm 9% chi phí dự phòng (235 tỷ đồng), PGBank chỉ lãi trước thuế gần 356 tỷ đồng, giảm 30% so với năm trước.

So với kế hoạch lãi trước thuế 530 tỷ đồng đặt ra cho năm 2023, PGBank chỉ thực hiện được 67% mục tiêu.

Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2023 của PGB. Đvt: Tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản Ngân hàng tăng 13% so với đầu năm, lên mức 55,495 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 87% (1,601 tỷ đồng), tiền gửi tại TCTD khác tăng 27% (14,270 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng đến 22% (35,335 tỷ đồng)…

Ở phía nguồn vốn, tiền gửi của các TCTD khác tăng mạnh 48% (13,568 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng tăng 14% (35,729 tỷ đồng)…

Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành tính đến cuối năm 2023 ghi nhận hơn 949 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm. Số trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 0%.

Một số chỉ tiêu tài chính của PGB tính đến 31/12/2023. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tổng nợ xấu tính đến 31/12/2023 của PGBank là 906 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần, nợ nghi ngờ gấp 2 lần đầu năm, trong khi nợ có khả năng mất vốn sụt giảm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm ở mức 2.56%.

Chất lượng nợ vay của PGB tính đến 31/12/2023. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Năm 2023 đánh dấu bước ngoặt lớn của PGBank khi Ngân hàng đổi tên thương mại cũng như nhận diện thương hiệu sau khi cổ đông lớn Petrolimex thoái vốn.

* PG Bank muốn đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển

* Bước ngoặt tuổi 30 có giúp PGBank chuyển mình?

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   PVR: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (19/01/2024)

>   BDB: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (19/01/2024)

>   QST: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (19/01/2024)

>   NBW: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (19/01/2024)

>   SCY: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (19/01/2024)

>   CTP: Báo cáo tài chính quý 4/2023 (19/01/2024)

>   MB và Gilimex ký kết hợp tác chiến lược (19/01/2024)

>   SBIC phá sản, thành viên còn lại duy nhất vẫn "sống khỏe", doanh thu 2023 kỷ lục hơn ngàn tỷ, không vay nợ tài chính (19/01/2024)

>   FUCVREIT: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tuần từ 10/01/2024 đến 16/01/2024 (19/01/2024)

>   GCF: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (19/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật