Thứ Ba, 16/01/2024 15:13

Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc sát mức thấp kỷ lục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm đang gần mức thấp kỷ lục trong bối cảnh áp lực giảm phát gia tăng và thị trường bất động sản suy thoái kéo dài, dấy lên suy đoán về việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa ngay cả khi ngân hàng trung ương giữ lãi suất trung hạn ổn định.

 

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giữ lãi suất vay trung hạn một năm (MLF) ở mức 2.5% trong ngày 15/01. Loại lãi suất này được dùng để làm cơ sở tính lãi suất cho vay cơ bản, lãi suất chính sách thực tế của Trung Quốc.

Những người theo dõi thị trường kỳ vọng lãi suất MLF và lãi suất cho vay cơ bản sẽ bắt đầu giảm trong năm mới và điều này đang gây áp lực lên lợi suất dài hạn. Theo Sở giao dịch Chứng khoán London (LSEG), lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất hơn 21 năm, là 2.49% vào ngày 11/01.

Áp lực giảm vẫn đè nặng lên lợi suất trái phiếu của Trung Quốc bất chấp động thái mới nhất của PBOC. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm duy trì ở mức khoảng 2.5% trong ngày 15/01, gần mức thấp nhất mọi thời đại mà LSEG từng ghi nhận là 2.352% vào tháng 06/2002.

Nhiều người vẫn kỳ vọng PBOC sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để ứng phó với tình trạng suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản cũng như áp lực giảm phát.

Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào cuối tuần trước, chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã giảm 0.3% trong tháng 12, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. CPI cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0.6%. Tăng trưởng CPI cơ bản vẫn ở mức 1% hoặc thấp hơn kể từ tháng 04/2022.

Giá cả tăng chậm phần lớn là do các hộ gia đình Trung Quốc lo lắng về tương lai, từ đó hạn chế chi tiêu. Tình trạng thất nghiệp ở thanh niên đã trở thành một vấn đề lớn ở Trung Quốc, và lĩnh vực bất động sản tiếp tục chứng kiến các vụ vỡ nợ cũng như trở ngại khác.

Số trái phiếu trị giá 1,000 tỷ nhân dân tệ (141 tỷ USD) được chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2023 nhằm kích thích đà phục hồi dường như cũng chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.

Cùng với đó, PBOC cũng đã tăng cường can thiệp trên thị trường mở. Cơ quan này đã bơm 995 tỷ nhân dân tệ vào thị trường thông qua MLF vào ngày 15/01, ghi nhận đợt can thiệp lớn thứ ba. PBOC đã bơm kỷ lục 1.45 nghìn tỷ nhân dân tệ mỗi tháng vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã báo hiệu kết thúc chu kỳ thắt chặt vào năm ngoái, qua đó làm giảm bớt mối lo ngại về dòng tình trạng vốn chảy ra và tạo cơ hội cho việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Theo Wang Tao, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS, vào năm 2024, Trung Quốc có thể giảm lãi suất chính sách từ 0.1 đến 0.2 điểm phần trăm và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0.25 đến 0.5 điểm phần trăm.

Kim Dung (Theo Nikkei Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư bất động sản ở châu Á dồn dập bán tài sản (16/01/2024)

>   Quan chức ECB: Vẫn có khả năng không hạ lãi suất trong năm 2024 (16/01/2024)

>   IMF: AI tác động đến 40% việc làm toàn cầu (16/01/2024)

>   Nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi khó khăn (20/01/2024)

>   Nền kinh tế lớn nhất châu Âu thu hẹp trong năm 2023 (15/01/2024)

>   Làn sóng sa thải vẫn chưa dứt: Amazon, Google, Duolingo cắt giảm hàng trăm nhân viên (15/01/2024)

>   Trái ngược với kỳ vọng, NHTW Trung Quốc giữ nguyên lãi suất (15/01/2024)

>   Những rủi ro an ninh ở Biển Đỏ làm gián đoạn thương mại toàn cầu (15/01/2024)

>   Bloomberg: Nền kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi chậm trong năm 2024 (15/01/2024)

>   Fed lỗ kỷ lục hơn 114 tỷ USD trong năm 2023 (14/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật