Thứ Sáu, 26/01/2024 22:02

Fed nhận tin vui: Thước đo lạm phát yêu thích tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 12

Một thước đo lạm phát quan trọng của Fed tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 12/2023.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong tháng 12/2023, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCE lõi ) - thước đo lạm phát yêu thích của Fed - tăng 0.2% so với tháng trước, khớp với dự báo của các chuyên gia. Nếu so với cùng kỳ, PCE lõi tăng 2.9%, thấp hơn dự báo 3% của các chuyên gia và cũng thấp hơn mức 3.2% của tháng 11. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Nếu bao gồm cả thực phẩm và năng lượng, PCE tổng thể tăng 0.2% so với tháng trước và tăng 2.6% so với cùng kỳ.

Dữ liệu trên càng củng cố cho quan điểm lạm phát vẫn tiếp tục hạ nhiệt và từ đó cho phép Fed bắt đầu giảm lãi suất trong năm 2024. Fed đặt mục tiêu lạm phát 2% và xem đây là mức lành mạnh với nền kinh tế.

Thị trường khởi sắc sau dữ liệu này, với chỉ số Dow Jones tăng 112 điểm, còn lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ suy yếu.

“Diễn biến của chỉ số lạm phát yêu thích của Fed báo hiệu NHTW sẽ đạt mục tiêu lạm phát trong ngắn hạn”, Joseph Brusuelas, Chuyên gia kinh tế trưởng tại RSM, chia sẻ. “Từ đó, tạo điều kiện cho việc đảo chiều chính sách và khởi đầu cho một chiến dịch kéo dài nhiều năm, trong đó sẽ hạ lãi suất về vùng 2.5%-3%”.

Hiện Fed đang giữ phạm vi lãi suất chuẩn ở mức 5.25%-5.5%.

Khi lạm phát càng về gần mục tiêu của Fed, chi tiêu tiêu dùng tăng 0.7%, cao hơn dự báo 0.5%. Tăng trưởng thu nhập cá nhân giảm xuống 0.3%, khớp với dự báo.

Dữ liệu trên cho thấy người tiêu dùng đang dùng tới tiền tiết kiệm để chi tiêu. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm xuống 3.7% trong tháng 12/2023, từ mức 4.1% của tháng 11.

Phân tích kỹ hơn về số liệu lạm phát, giá hàng hoá giảm 0.2%, trong khi giá dịch vụ tăng 0.3%, đảo ngược xu hướng so với lúc lạm phát bắt đầu nhảy vọt. Còn nhớ trong lúc đại dịch COVID-19 buộc người dân ở nhà, nhu cầu hàng hoá đã tăng vọt, từ đó càng gây trầm trọng thêm vấn đề chuỗi cung ứng và càng đẩy giá hàng hoá tăng vọt.

Giá thực phẩm tăng 0.1% so với tháng trước, còn giá năng lượng và dịch vụ tăng 0.3%. Giá hàng hoá lâu bền, như gia dụng, máy tính và xe hơi, giảm 0.4%.

Trước đó, một báo cáo khác cho thấy GDP Mỹ tăng mạnh hơn dự báo ở mức 3.3% trong quý 4/2023. Điều này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, trong khi lạm phát đang hướng về mục tiêu 2% của Fed, càng mang dáng vấp của một đợt hạ cánh mềm (soft landing).

Với việc lạm phát hạ nhiệt, thị trường phần lớn kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Theo CME Group, các trader cược có 53% xác suất Fed hạ lãi suất từ tháng 3/2024 và có tổng cộng 6 đợt giảm lãi suất trong năm nay.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu "vẫn vững" trong năm 2024 (26/01/2024)

>   NHTW châu Âu giữ nguyên lãi suất lần thứ 3 liên tiếp, không đưa tín hiệu giảm lãi suất (26/01/2024)

>   GDP Mỹ quý 4 tăng trưởng 3.3%, tốt hơn kỳ vọng (25/01/2024)

>   Người lao động không hạnh phúc có thể khiến nền kinh tế Mỹ mất 1.900 tỉ đô la (25/01/2024)

>   Tăng lãi suất, các ngân hàng trung ương có đi đúng hướng? (25/01/2024)

>   Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải phóng thêm 139 tỷ USD cho nền kinh tế (24/01/2024)

>   Giới chuyên gia: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào quý 2 tới (24/01/2024)

>   ‘Kẻ thắng, người thua’ trong cơn hỗn loạn hàng hải ở Biển Đỏ (24/01/2024)

>   Nhật Bản là quốc gia duy nhất duy trì chính sách lãi suất âm (23/01/2024)

>   Hiệp hội Kinh tế Thương mại: Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế trong năm tới (23/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật