Thứ Năm, 25/01/2024 10:09

Doanh thu quý 4 cao nhất lịch sử của Cảng Đoạn Xá nhờ đâu?

Khép lại quý 4/2023, Cảng Đoạn Xá ghi nhận 325 tỷ đồng doanh thu, trong khi con số cao nhất giai đoạn trước đó chỉ là 73 tỷ đồng vào quý 2/2012. Kết quả thuận lợi giúp Công ty thu về 24 tỷ đồng lãi ròng, gấp 5 lần so với cùng kỳ.

Diễn biến doanh thu thuần của DXP từ năm 2005

Cụ thể, 325 tỷ đồng doanh thu quý 4/2023 của CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) gấp gần 10 lần cùng kỳ năm 2022, có đóng góp 288 tỷ đồng nguồn thu từ bán hàng, chiếm tỷ trọng 88%, trong khi cùng kỳ không ghi nhận.

DXP không giải thích cụ thể nhưng nhiều khả năng đây là khoản thu từ kinh doanh hàng nhựa đường như đã đề cập trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.

Kết quả kinh doanh quý 4/2023 của DXP (Đvt: tỷ đồng)

Trong kỳ, hoạt động tài chính còn giúp DXP có thêm 7 tỷ đồng, tăng 288%, chủ yếu nhờ tăng thêm lượng tiền góp vốn 250 tỷ đồng từ huy động phục vụ mở rộng kinh doanh hàng hóa được gửi kỳ hạn trong thời gian trong hạn nợ nhà cung cấp từ tháng 07/2023.

Chưa kể chi phí tài chính chỉ còn 13 triệu đồng thay vì 7.7 tỷ đồng của quý 4/2022 do công ty không còn trích lập dự phòng tài chính lỗ từ hoạt động gớp vốn vào Công ty TNHH Vận chuyển hàng công nghệ cao (Transvina). Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp DXP giảm còn một nửa.

Tất cả yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi giúp DXP thu 25 tỷ đồng lãi ròng, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả dù chỉ mới hoàn thành 96% mục tiêu tổng doanh thu đề ra hồi đầu năm nhưng vượt 58% kế hoạch lãi trước thuế của DXP.

Kết quả hoàn thành so với kế hoạch của DXP (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

Tình hình tài chính cuối năm 2023 của DXP cũng có biến động đáng kể. Tổng tài sản tăng 68% so với hồi đầu năm, lên 982 tỷ đồng. Đột biến nhất là tiền và các khoản tương đương tiền, đã tăng hơn 8 lần. Nếu tính cả các khoản đầu tư tài chính, gồm toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, DXP hiện đang có khoảng 480 tỷ đồng, gấp gần 5 lần con số đầu năm, và cũng chiếm một nửa tổng tài sản.

Tương ứng với đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn cũng vọt lên 30 lần, đạt 128 tỷ đồng, theo đó phải trả Công ty Glory International FZ-PLC số tiền 107 tỷ đồng, CTCP Thiết bị Bê tông VIPEC 13 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2023, vốn điều lệ của DXP tăng thêm 250 tỷ đồng, nâng tổng vốn lên gấp đôi với 599 tỷ đồng. Đây là đợt tăng vốn từ chào bán cổ phần riêng lẻ được ĐHĐCĐ thông qua vào năm 2022.

Không ngoại lệ, đóng góp lớn từ khoản phải trả giúp dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của DXP đạt 147 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 19 tỷ đồng. Và cũng là mức lớn nhất từng đạt được kể từ khi hoạt động.

Diễn biến lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh của DXP từ năm 2005

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   SZG: Báo cáo quản trị công ty năm 2023 (24/01/2024)

>   TCW: Báo cáo quản trị công ty năm 2023 (24/01/2024)

>   VID: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2023 (24/01/2024)

>   VID: BCTC quý 4 năm 2023 (24/01/2024)

>   FUEDCMID: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 22/01/2024 (24/01/2024)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 22/01/2024 (24/01/2024)

>   FUEKIVFS: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 23/01/2024 (24/01/2024)

>   FUEKIV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 23/01/2024 (24/01/2024)

>   HOSE: Số liệu quản lý sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 25/01/2024 (24/01/2024)

>   NTL: BCTC quý 4 năm 2024 (24/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật