Thứ Tư, 24/01/2024 08:55

Có 3 mã cổ phiếu vừa lên sàn trong tháng 01/2024 đang liên tục tím trần

Trong 3 mã này có 2 mã vừa lên UPCoM, 1 mã niêm yết tại HOSE. Điểm chung là đều mới lên sàn trong tháng đầu năm 2024, cùng… yêu màu tím, nhưng thanh khoản nhỏ giọt.

Còn nhớ đầu năm 2023, thị trường chứng kiến một hiện tượng… lạ, khi cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ CTCP VNG chính thức giao dịch trên UPCoM. “Lạ” ở chỗ sau 1 tháng đầu tiên không có giao dịch, VNZ bất ngờ tăng trần hàng chục phiên liên tiếp, đưa giá mã này lên mức cao nhất lịch sử thị trường chứng khoán. Đến nay ngôi vương thị giá vẫn đang thuộc về VNZ, thị giá kết phiên 23/01 là 590,000 đồng/cp.

Bước sang năm 2024, câu chuyện kỳ lạ đang được lặp lại với 3 mã cổ phiếu: CTCP Thiết bị điện Miền Bắc (UPCoM: NEM), CTCP Đồng Tân (UPCoM: D17), và CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP).

3 mã cổ phiếu mới lên sàn đầu năm 2024 đang tăng trần liên tục

Về NEM, hơn 8.8 triệu cp đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đăng ký giao dịch từ ngày 28/12/2023, đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM và chính thức giao dịch tại đây kể từ ngày 05/01/2024 với giá 10,200 đồng/cp, tương ứng vốn hóa 90 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu NEM từ đầu năm 2024

Sau 5 phiên giao dịch đầu tiên không có thanh khoản, mã này bất ngờ tím trần ở phiên thứ 6, tăng kịch biên độ 39%, sau đó là chuỗi tăng trần tăng trần kéo dài. Kết phiên 23/01, cổ phiếu NEM có phiên thứ 7 liên tiếp “tím thủy chung”, thị giá đạt 32,600 đồng/cp, tăng gần 220% so với giá lên sàn.

Tương tự, gần 5.3 triệu cp D17 chính thức được giao dịch trên UPCoM từ ngày 08/01/2024, sau khi nhận quyết định chấp thuận của HNX vào cuối năm 2023, với giá 22,000 đồng/cp, tương đương vốn hóa gần 116 tỷ đồng.

D17 đã tăng trần 3 phiên liên tiếp, nhưng thanh khoản chỉ 100 cp mỗi phiên

D17 cũng trải qua 7 phiên giao dịch liên tiếp không có thanh khoản, rồi bất ngờ bật trần ở phiên thứ 8. Tính đến kết phiên 23/01, D17 có phiên thứ 5 tăng trần liên tiếp, thị giá là 53,800 đồng/cp, tăng gần 145% so với giá mở bán phiên đầu tiên.

Chậm hơn, QNP niêm yết hơn 40 triệu cp trên HOSE từ ngày 18/01, với giá tham chiếu 19,100 đồng/cp. Tuy nhiên, QNP tăng trần ngay trong phiên đầu tiên chào sàn, và đến nay đã tím trần 4 phiên liên tiếp. Thị giá kết phiên 23/01 là 28,000 đồng/cp, tăng 22% so với giá tham chiếu phiên đầu tiên, nâng vốn lên hơn 1.1 ngàn tỷ đồng.

QNP bật trần ngay phiên đầu tiên lên sàn

Về thanh khoản, các phiên giao dịch tăng trần của NEMD17 đều có thanh khoản nhỏ giọt. Mỗi phiên, chỉ có vài trăm cổ phiếu NEM được giao dịch. D17 còn “hẻo” hơn, với 100 cp mỗi phiên. Trong khi đó, sau 3 phiên nhỏ giọt, thanh khoản của QNP trở mình tại phiên thứ 4 với khối lượng giao dịch hơn 100 ngàn cp, tổng giá trị 2.8 tỷ đồng.

Hiện chưa rõ lý do vì sao các mã cổ phiếu này tăng trần liên tiếp nhiều phiên vì chưa doanh nghiệp nào công bố giải trình. Tuy nhiên, dựa trên việc các doanh nghiệp trước đây công bố giải trình theo “văn mẫu”, 3 doanh nghiệp trên nhiều khả năng cũng sẽ đưa lý do “giá tăng do cung cầu thị trường, công ty không có hoạt động bất thường”.

Về kết quả kinh doanh, cả D17NEM đều chưa công bố BCTC quý 4/2023. Báo cáo gần nhất của NEM là 9 tháng 2023, với doanh thu 15 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ; lỗ sau thuế 344 triệu đồng (cùng kỳ lỗ 2.4 tỷ đồng). D17 chỉ mới công bố BCTC soát xét bán niên 2023, trong đó doanh thu bán niên đạt 36 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ; lãi sau thuế 11 tỷ đồng, giảm 28%.

Chỉ QNP đã công bố báo cáo quý 4 với nhiều điểm tích cực ngay trước thềm niêm yết HOSE – hành trình 7 năm đầy gian nan với nhiều lần nộp, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ từ tháng 12/2016 - 12/2023 mới được chấp thuận niêm yết.

Doanh thu thuần quý 4/2023 đạt 243 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, đồng thời có lãi trở lại 23 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 31 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần giảm 12% về gần 939 tỷ đồng; lãi ròng tăng 154% lên hơn 112 tỷ đồng. Kết quả tích cực này có thể là nguyên nhân vì sao nhu cầu gom cổ phiếu này tăng mạnh mẽ trong những ngày gần đây.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   24/01: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?  (24/01/2024)

>   Vợ Phó Chủ tịch ITA bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì giao dịch "chui" cổ phiếu (23/01/2024)

>   Theo dấu dòng tiền cá mập 23/01: Tự doanh quay lại bán ròng hơn 900 tỷ, còn khối ngoại mua 9 phiên liên tiếp (23/01/2024)

>   Cho ông Đỗ Thành Nhân mượn tài khoản, 12 cá nhân và tổ chức bị cấm giao dịch chứng khoán (23/01/2024)

>   FIR: Thông báo ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2024 (23/01/2024)

>   SSB: Tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (23/01/2024)

>   PSH: CBTT ký ý định thư với tổ chức Acuity Funding (23/01/2024)

>   BKG: Thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Đặng Phước Đức (23/01/2024)

>   FUEVFVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 22/01/2024 (23/01/2024)

>   CID: Ông Nguyễn Văn Thiết có đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động (23/01/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật